Thế giới
TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC ANTÓNIO GUTERRES

Sức khỏe là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

ClockThứ Sáu, 15/12/2017 20:17
TTH - “Mục tiêu của chúng ta phải là bảo vệ và phát huy sức khỏe thể chất và tinh thần cho tất cả mọi người. Sức khỏe vừa là kết quả vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển”, Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc (LHQ) António Guterres nhấn mạnh tại Diễn đàn Bảo vệ sức khoẻ toàn cầu năm 2017 được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản.

ANZ nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 6,7%ADB: Châu Á đang tăng trưởng “rất đáng khích lệ”IMF: G20 cần chi tiêu nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Nhân viên y tế đánh dấu vào ngón tay của cậu bé đã được chủng ngừa bệnh sởi ở bang Gujarat của Ấn Độ. Ảnh: UNICEF/Pietrasik

Ông António Guterreskhẳng định, cần tập trung tăng cường sức mạnh của độ bao phủ y tế toàn cầu (universal health coverage) để mở khóa cho sự tăng trưởng kinh tế. LHQ sẵn sàng hỗ trợ các quốc gia tiến tới bao phủ y tế cho tất cả mọi người. “Đó là điều chính yếu trong tầm nhìn của chúng ta về một tương lai thịnh vượng, bền vững hơn… Khi chúng ta đầu tư vào y tế, đặc biệt là dành cho phụ nữ và thanh thiếu niên nghĩa là chúng ta xây dựng xã hội hoà nhập hơn”, ông nói thêm.

Đánh giá cao tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về khoản tài trợ 2,9 tỷ đô la cho các chương trình bao phủ y tế toàn cầu đối với  ở các nước đang phát triển, Tổng thư ký LHQ thừa nhận Nhật Bản là một trong những nước đầu tiên chứng tỏ sức mạnh về độ bao phủ y tế toàn dân khi đạt được điều này từ năm 1961 và mở khóa cho sự tăng trưởng kinh tế trong những thập niên tiếp theo.

Các khoản đầu tư có vào mục tiêu cụ thể trong những thập niên gần đây đã dẫn tới những tiến bộ đáng kể trong giải quyết nhiều thách thức về sức khoẻ. Nhiều phụ nữ được tiếp cận với biện pháp tránh thai hiện đại. Số trẻ được tiêm chủng tăng lên. Nhiều người có HIV được tiếp cận với thuốc kháng retrovirus. Các bệnh như bại liệt dần được loại trừ.

Tuy nhiên, sự bất bình đẳng tiếp tục để lại những người dễ bị tổn thương phía sau. Các dịch vụ y tế vẫn còn quá đắt đỏ, chưa sẵn sàng hoặc hoàn toàn không có khiến nhiều người dân không thể tiếp cận. Việc chi tiêu tiền túi cho y tế làm cho khoảng 100 triệu người rơi xuống dưới chuẩn nghèo hàng năm. Hơn nữa, các mối đe dọa mới như kháng kháng sinh, tác động của biến đổi khí hậu và sự lây lan của các bệnh không lây nhiễm đang xuất hiện.

“Tất cả những điều này đòi hỏi các hệ thống y tế phải có khả năng đáp ứng một cách hiệu quả và công bằng các nhu cầu đặc biệt của cộng đồng”, Tổng Thư ký António Guterreskhẳng định. Lưu ý rằng mỗi 1 đô la dành cho sức khoẻ sẽ tăng đến 20 đô la trong tăng trưởng thu nhập bình quân của một thế hệ, ông Guterres nhấn mạnh tầm quan trọng của các quốc gia trong cam kết để mở khóa những khoản đầu tư dành cho y tế.

“Mục tiêu của chúng ta phải là có nguồn phúc lợi tổng thể để hỗ trợ về thể chất và tinh thần cho mọi người dân ở tất cả các nước”, ông kết luận.

Tổng Thư ký sẽ triệu tập một cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng LHQ về độ bao phủ y tế toàn cầu vào năm 2019.

Ngọc Hà

(dịch và tổng hợp từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Return to top