Thế giới

Sức khỏe tâm thần – mối lo sau các thảm kịch

ClockThứ Tư, 02/11/2022 14:31
TTH.VN - Những thảm kịch gần đây, chẳng hạn như vụ giẫm đạp ở Itaewon và sập cầu ở Ấn Độ đã và đang khiến vấn đề về sức khỏe tâm tầm trở thành vấn đề đáng quan tâm.

Hàn Quốc: Nền kinh tế có nguy cơ giảm tốc hơn nữa sau thảm kịch ItaewonVì sao nữ giới tử vong nhiều hơn nam giớiLãnh đạo thế giới chia buồn với Hàn Quốc sau vụ việc ở ItaewonVụ giẫm đạp kinh hoàng ở Seoul: Ít nhất 146 người đã thiệt mạngBạo loạn sân cỏ tại Indonesia: Số người thương vong tiếp tục tăng

Vụ giẫm đạp ở Itaewon - một trong những thảm kịch kinh hoàng xảy ra gần đây. Ảnh minh họa: AP/Người Lao động

Cụ thể, ít nhất 155 sinh mạng trẻ tuổi đã kết thúc. Học sinh trung học, giáo viên, quân nhân, ca sĩ và diễn viên – tất cả họ đã đến Itaewon, một trong những quận nổi tiếng nhất ở Seoul (Hàn Quốc) để có được một ngày lễ vui vẻ vào ngày 29/10. Cuối cùng, họ đã bị đè bẹp trong một đám đông chết chóc.

Trong khi đó, khoảng 132 người đã tử vong ở Gujarat (Ấn Độ) khi một cây cầu treo đi bộ quá tải bị đứt và sập xuống dòng sông bên dưới.

Có những lo ngại rằng, việc chia sẻ ảnh và video bừa bãi về những vụ việc này có thể dẫn đến sự ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm thần của công chúng. Với lý do này, các nhà chức trách đã kêu gọi mọi người ngừng lưu trữ và lan truyền những hình ảnh này. Các chuyên gia lưu ý, việc lặp đi lặp lại các góc nhìn này có tác động tiêu cực, chẳng hạn như khiến những người sống sót cảm thấy ám ảnh và tội lỗi.

Tác động đến sức khỏe tâm thần kéo dài

Tiến sĩ Alison Holman, Giáo sư khoa học tâm lý tại Đại học California Irvine cho biết, sau thảm kịch, gia đình của các nạn nhân, nhân chứng, người sống sót và người phản ứng đầu tiên đều trải qua các triệu chứng căng thẳng về tinh thần và cảm xúc.

“Nhiều người sẽ có những triệu chứng đó và chúng sẽ biến mất trong một thời gian ngắn. Nhưng đối với một số người khác, các triệu chứng này có thể sẽ kéo dài hơn một chút”, Tiến sĩ Alison Holman chia sẻ.

“Khi bạn nhìn trực tiếp nhìn thấy một điều gì đó, với “trực tiếp” ở đây bao gồm cả ở đời thực và qua các phương tiện truyền thông đều có hại, vì chúng phản ánh rất thực cái chết”, bà Alison Holman cho biết.

Tránh đám đông

Trong thời đại của mạng xã hội, khó tránh khỏi những hình ảnh và video được chia sẻ gần thời gian thực khi thảm kịch xảy ra. Tuy nhiên, có những rủi ro và nguy hiểm liên quan đến việc chia sẻ chúng một cách bừa bãi.

Tiến sĩ Holman cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rất rõ rằng nếu bạn càng tiếp xúc với phương tiện truyền thông đưa tin về những vụ việc như vậy và nếu bạn càng tiếp xúc nhiều với những hình ảnh tiêu cực, thì khả năng cao bạn sẽ mắc các triệu chứng căng thẳng sau chấn thương”.

Do đó tiến sĩ khuyến khích các công ty đưa ra cảnh báo trước khi họ chiếu video, hoặc hình ảnh đồ họa để người xem được biết và có thể lựa chọn xem họ có muốn nhìn thấy nó hay không.

Nỗ lực cộng đồng

Cũng theo Tiến sĩ Holman, trong thời điểm xảy ra thảm kịch, điều quan trọng là cộng đồng phải hỗ trợ nhau để chữa lành cú sốc. Thực hiện các bước để hỗ trợ người khác không chỉ tốt cho người được giúp đỡ mà còn tốt cho chính bản thân mình. Sự tương tác thân thiện với xã hội đóng một vai trò rất quan trọng cho sức khỏe tâm thần và thể chất của chúng ta. Nó cũng thực sự tốt cho việc xây dựng cộng đồng và có ý thức trách nhiệm xã hội để đảm bảo rằng đất nước và cộng đồng có thể phát triển và hàn gắn vết thương.

Điều quan trọng là không nên vội vàng “quên đi thảm kịch”, thay vào đó “hãy tạo nên một không gian an toàn” để chia sẻ trải nghiệm.

Chính phủ cũng có thể giúp đỡ người dân bằng cách cung cấp các nguồn lực cho những người bị ảnh hưởng và gia đình mất người thân trong thảm kịch, chẳng hạn như triển khai các biện pháp can thiệp sức khỏe tâm thần sớm. Một điều tiên quyết cần nhớ, là nếu ai đó thấy không cần thiết phải can thiệp đến các biện pháp hỗ trợ sức khỏe tâm thần thì không nên ép buộc họ.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững

Ngày 13/12, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc (KRIVET) tổ chức hội thảo chia sẻ chuyên môn "Phát triển giáo dục nghề nghiệp bền vững: Từ chuyển đổi số đến GDNN xanh".

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Return to top