Thế giới

Suy thoái Khu vực đồng Euro ngày càng sâu sắc

ClockThứ Bảy, 05/11/2022 09:33
TTH.VN - Suy thoái kinh tế của Khu vực đồng Euro đang ngày càng sâu sắc khi lạm phát tăng cao và lo ngại về một cuộc khủng hoảng năng lượng gia tăng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu, qua đó càng củng cố thêm bằng chứng rằng khối đang hướng tới một cuộc suy thoái vào mùa đông.

Tỉ giá bảng Anh so với đô la Mỹ thấp nhất trong 50 nămNhiều nền kinh tế lớn dự báo sẽ suy thoái trong 12 tháng tớiEU đạt thỏa thuận gói 750 tỷ euro hỗ trợ phục hồi kinh tế hậu COVID-19Nhiều nền kinh tế lớn dự báo sẽ suy thoái trong 12 tháng tớiECB lo ngại rủi ro đe dọa ổn định tài chính của Eurozone

Suy thoái ở Khu vực đồng Euro đang ngày càng nghiêm trọng. Ảnh minh họa: Reuters/Báo Lao động

Cụ thể, kết quả khảo sát được theo dõi chặt chẽ chỉ ra rằng, hoạt động kinh doanh trong tháng 10 của Khu vực đồng Euro đã giảm đi với tốc độ nhanh nhất kể từ cuối năm 2020. Các đơn đặt hàng công nghiệp của Đức cũng sụt giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 9 do nhu cầu nước ngoài giảm, khiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu rơi vào tình trạng suy thoái.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tổng hợp cuối cùng của S&P Global Market Intelligence cho Khu vực đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 23 tháng là từ 48,1 ghi nhận trong tháng 9 xuống còn 47,3 vào tháng 10. Bất cứ chỉ số nào dưới 50 đều cho thấy sự “co lại”.

Theo nhà kinh tế Jack Allen-Reynolds tại Capital Economics: “Chỉ số PMI của Khu vực đồng Euro vào tháng 10 đã vẽ ra một bức tranh rõ ràng về hoạt động giảm và lạm phát cao. Mặc dù nó chưa chỉ ra mức giảm 0,5% so với quý trước, song các đơn đặt hàng mới và PMI sản lượng cho tương lai cho thấy điều tồi tệ hơn sẽ xảy ra”.

Khi được hỏi về kiểu suy thoái nào mà Khu vực đồng Euro sẽ phải đối mặt, 22 trong số 46 người được hỏi trong một cuộc thăm dò thực hiện hồi tháng 10 của Reuters cho biết, khu vực sẽ phải đối mặt với suy thoái ngắn và nông, trong khi 15 người khác cho rằng sẽ là một cuộc suy thoái dài và nông. 8 người nhận định khu vực sẽ gặp suy thoái ngắn và sâu, chỉ 1 người cho rằng suy thoái sẽ dài và sâu.

Tại Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai của khối, sản lượng công nghiệp giảm trong tháng 9.

Bên cạnh đó, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Tây Ban Nha đã giảm đi trong 2 tháng liên tiếp trong tháng 10, do lạm phát cao.

Trong một thông tin liên quan, các nhà phân tích chỉ ra rằng, lạm phát tại 19 quốc gia sử dụng đồng Euro đã tăng mạnh hơn dự kiến, ghi nhận trong tháng trước, cụ thể là đạt 10,7% và gấp 5 lần mục tiêu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Do đó, ECB có thể sẽ thúc đẩy việc tăng lãi suất nhiều hơn, điều này sẽ làm tăng thêm gánh nặng mà những người tiêu dùng đang mắc nợ gặp phải.

Được biết, ECB là ngân hàng cuối cùng trong số các “đồng nghiệp” bắt đầu tăng lãi suất trong chu kỳ này. Đến cuối năm, lãi suất huy động và tái cấp vốn được dự báo sẽ lần lượt ở mức 2% và 2,5%.

Ngược lại, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã bắt đầu tăng lãi suất từ tháng 3, vào ngày 2/11 vừa qua đã tiếp tục tăng thêm 0,75%, trở thành đợt thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh nhất của Mỹ trong 40 năm.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đặc biệt chú trọng kiểm tra việc chấp hành các quy định, đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ được đặt ra tại hội nghị triển khai hoạt động các trung tâm ngoại ngữ, tin học năm 2025 do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức chiều 20/12.

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học
Năng động trong các phong trào, hoạt động

Các cấp hội nông dân (HND) trên địa bàn đã tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKD), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; đồng thời, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân (HVND) phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị…

Năng động trong các phong trào, hoạt động
Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 10182/NHNN-TT yêu cầu các đơn vị liên quan trực thuộc, các tổ chức tín dụng, NAPAS và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để bảo đảm hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025
Return to top