Thế giới

Tài chính vi mô ở Đông Nam Á - Một tương lai đầy hứa hẹn

ClockThứ Tư, 19/06/2024 10:52
TTH - Đông Nam Á có một lượng lớn dân số không sử dụng dịch vụ ngân hàng, khiến nơi đây trở thành môi trường chín muồi cho tài chính vi mô phát triển mạnh mẽ và thúc đẩy tài chính toàn diện. Tương lai của tài chính vi mô trong khu vực phụ thuộc vào việc nắm bắt những tiến bộ công nghệ nhanh chóng và nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, theo một bài viết được đăng tải trên Tờ Thailand Business News.

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam ÁĐông Nam Á - Điểm đến thu hút sự chú ý khi chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổiPhilippines và Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Á

Tổng vốn đầu tư vào tài chính vi mô ở Đông Nam Á dự báo đạt 25,5 tỷ USD vào năm 2025. Ảnh minh họa: Yonhap/TTXVN 

Sự mở rộng và tầm quan trọng của tài chính vi mô ở Đông Nam Á rất đáng chú ý, nhấn mạnh chức năng trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho người dân và doanh nghiệp. Điều này nhấn mạnh sự gia tăng nhanh chóng của các khoản đầu tư tài chính vi mô trong khu vực.

Trong đó, tương lai của tài chính vi mô bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự tích hợp công nghệ và đa dạng hóa dịch vụ. Điều này bao gồm việc kết hợp các giải pháp công nghệ tài chính (fintech), mở rộng ra ngoài tín dụng vi mô, và điều chỉnh theo nhu cầu thay đổi của khách hàng, tất cả đều đóng vai trò rất quan trọng để đạt được thành công. “Các giải pháp dựa trên công nghệ, chẳng hạn như điện thoại di động và ngân hàng Internet, có thể giúp các tổ chức tài chính vi mô giảm chi phí hoạt động và mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, góp phần đạt được cả mục tiêu xã hội và tài chính”, bài viết nhận định.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tổng đầu tư vào tài chính vi mô ở Đông Nam Á đã tăng từ 7,8 tỷ USD năm 2016 lên 14,5 tỷ USD vào năm 2021, đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 12,5%. ADB cũng dự báo tổng vốn đầu tư vào tài chính vi mô ở khu vực này sẽ đạt 25,5 tỷ USD vào năm 2025.

Tuy triển vọng đầy hứa hẹn, nhưng vẫn có những thách thức như bảo mật dữ liệu, tuân thủ quy định và khoảng cách kỹ thuật số. Nhìn chung, bài viết cho thấy một tương lai tích cực cho tài chính vi mô trong việc định hình một bối cảnh tài chính công bằng và thịnh vượng hơn ở Đông Nam Á.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Thailand Business News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á

Được mệnh danh là “vua trái cây”, sầu riêng từ lâu đã là một loại trái cây được yêu thích trong văn hóa địa phương ở Đông Nam Á, nơi nó được trồng rất nhiều. Nhiều người thực sự yêu thích hương vị ngọt, béo của trái sầu riêng, trong khi với nhiều người khác, sầu riêng được coi là loại trái cây “nặng mùi” nhất thế giới.

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á
Gia tăng nhu cầu về tài chính thân thiện với môi trường ở ASEAN

Trong bối cảnh các quy định về tính bền vững được phát triển và việc công bố thông tin được tăng cường, tài chính thân thiện với môi trường sẽ sẵn sàng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ khi các chính phủ trên khắp khu vực Đông Nam Á ngày càng tìm kiếm những giải pháp tài chính tổng hợp để mở rộng quy mô của các khoản đầu tư, theo ông Sunil Kaushal, đồng Giám đốc Bộ phận Ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư (CIB) của Ngân hàng Standard Chartered.

Gia tăng nhu cầu về tài chính thân thiện với môi trường ở ASEAN
Mở rộng các khu bảo tồn biển ở Đông Nam Á

Với đường bờ biển trải dài, hàng nghìn hòn đảo và vùng lãnh hải rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, không có gì ngạc nhiên khi đại dương luôn đồng hành với cuộc sống thường nhật của nhiều cộng đồng ở Đông Nam Á. Được biết, hiện hơn 10 triệu người trong khu vực đang sống dựa vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản để kiếm sống.

Mở rộng các khu bảo tồn biển ở Đông Nam Á
Return to top