Thế giới

Tám triệu người mất việc làm, doanh nghiệp Mỹ vẫn khó tuyển lao động

ClockThứ Sáu, 07/05/2021 14:59
Việc trường học đóng cửa, những lo ngại về rủi ro sức khỏe do đại dịch và việc gia tăng trợ cấp thất nghiệp khiến nhiều người lao động tại Mỹ thờ ơ với tìm kiếm việc làm.

Mỹ: Số người thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất kể từ đại dịch

Một trung tâm việc làm tại Chicago, Mỹ. Ảnh: AP

Theo một thống kê, kinh tế Mỹ đã mất hơn 8 triệu việc làm so với thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho rằng tỷ lệ thất nghiệp thực tế là gần 10% so với mức 5,8% được đưa ra trong một báo cáo mới đây của chính phủ.

Giới phân tích ước tính các nhà tuyển dụng Mỹ đã tạo thêm gần một triệu việc làm mới trong tháng trước. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tuyển thêm lao động, do nhiều nguyên nhân.

Trước tiên, các bậc cha mẹ - đặc biệt là các bà mẹ - không thể đi làm khi trường học và nhà trẻ đóng cửa hoặc rút ngắn giờ học khiến họ phải ở nhà trông con.

Bên cạnh đó, nhiều người lao động vẫn lo ngại về những rủi ro về sức khỏe trước thực trạng đại dịch COVID-19 cướp đi sinh mạng của khoảng 700 người Mỹ mỗi ngày.

Ngoài ra, đà tăng trên thị trường chứng khoán cũng tạo cơ hội cho một số lao động lớn tuổi nghỉ hưu. Trong khi đó, một số lao động trẻ mong muốn tìm việc làm trong các lĩnh vực mới, qua đó làm giảm nguồn lao động cho những ngành khác. Một vấn đề khác là nhiều doanh nghiệp cần tuyển những lao động có kỹ năng mà ít người đáp ứng được.

Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng phàn nàn rằng việc gia tăng trợ cấp thất nghiệp và các khoản hỗ trợ khác của chính phủ đang khiến người lao động “thờ ơ” với kiếm việc làm.

Theo Bộ Lao động Mỹ, hiện nay vẫn có hơn 16 triệu người đang nhận trợ cấp thất nghiệp, giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 đã bùng phát hơn một năm.

Một cuộc khảo sát của Liên đoàn Kinh doanh Độc lập Quốc gia Mỹ (NFIB) cho thấy có 42% doanh nghiệp nhỏ không thể tuyển dụng đủ lao động trong tháng Ba - một con số kỷ lục.

Nhà kinh tế Matthew Luzzetti của Deutsche Bank cho rằng vào tháng Chín các trường học sẽ mở cửa trở lại và một số khoản trợ cấp thất nghiệp giảm, tình trạng khan hiếm lao động sẽ giảm bớt.

Đồng quan điểm, Chủ tịch chi nhánh Fed tại Cleveland, Loretta Mester, nhận định khi chương trình tiêm chủng mở rộng và nhiều trường học trở lại với phương pháp học trực tiếp, thị trường lao động sẽ trở lại trạng thái cân bằng tốt hơn.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân

Trong Tháng Công nhân, các cấp công đoàn triển khai nhiều hoạt động hướng về người lao động, trong đó có hoạt động đối thoại với chính quyền, chủ sử dụng lao động. Ông Phan Vân Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh chủ đề trên.

Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân
Hướng về đoàn viên, người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân luôn là đợt cao điểm chăm lo cho công nhân lao động. Năm nay, với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", ngay từ thời điểm cuối tháng 4, nhiều hoạt động chăm lo cả về vật chất lẫn tinh thần đã được các cấp công đoàn đồng loạt thực hiện.

Hướng về đoàn viên, người lao động
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
Return to top