Thế giới

Thách thức kinh tế - Chủ đề nóng tại Hội nghị thường niên WB & IMF

ClockThứ Sáu, 09/10/2015 16:11
TTH.VN - Bắt đầu từ hôm nay (9/10) đến ngày 11/10, các đại biểu cấp cao của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ thảo luận về những thách thức mà nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt hiện nay.

Cuộc họp thường niên của WB & IMF diễn ra tại Lima, Peru sẽ tập trung thảo luận về biện pháp chống lại những nguồn tài chính bất hợp pháp, đầu tư tư nhân trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, cải cách cơ cấu và quản lý sự biến động của doanh thu hàng hóa.

Các bộ trưởng tài chính, thống đốc các ngân hàng trung ương, và giám đốc điều hành những khu vực tư nhân từ khắp nơi trên thế giới cũng dự kiến ​​gặp nhau để tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn ở châu Âu, cuộc khủng hoảng tài chính ở Ukraine và Hy Lạp.

Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng toàn cầu đến Lima (Peru) tham dự phiên thảo luận về những vấn đề nóng của nền kinh tế thế giới. Ảnh: BussinesInsider

"Trong cuộc họp thường niên năm nay, Hội đồng thống đốc sẽ đưa ra quyết định về cách thức giải quyết những vấn đề tiền tệ quốc tế, đồng thời phê duyệt các nghị quyết tương ứng", IMF cho biết trên trang web của mình.

Ngày 6/10 vừa qua, IMF đã hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế đối với các nền kinh tế tiên tiến xuống 2,0% trong năm 2015, và 2,2% vào năm 2016. Quỹ tiền tệ cũng cảnh báo rằng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm trong năm 2015 xuống còn 3,1% trước khi đạt được 3,6% năm 2016.

Phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 8/10, bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc IMF kêu gọi các nước hoạch định chính sách kinh tế hiện hành nhằm "phục hồi năng lực" cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Bà Lagarde cũng tuyên bố sẵn sàng phục vụ thêm một nhiệm kỳ nữa, nếu được Hội đồng quản trị IMF tiếp tục bổ nhiệm. Được biết, nhiệm kỳ của bà Lagarde tại IMF sẽ kết thúc vào năm 2016.

Cùng ngày 8/10, Chủ tịch Jim Yong Kim của WB cũng có cuộc gặp gỡ với báo chí. Ông Kim tuyên bố rằng, Nhóm Ngân hàng Thế giới đang tìm kiếm cách thức mới để tăng cường hỗ trợ cho các nước đồng ý tiếp nhận người tị nạn từ khu vực Trung Đông, chủ yếu là từ Syria.

Một vấn đề khác cũng cần được giải quyết là khoản nợ 3 tỷ USD của Ukraine với Nga. Theo Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Á-Âu Victoria Nuland, đại diện các nước liên quan sẽ cùng nhau thảo luận vấn đề này bên lề cuộc họp tại Lima.

Lê Thảo (lược dịch từ Sputniknews & BussinesInsider)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng

Giáo sư kinh tế, người đứng đầu Cục Nghiên cứu Kinh tế Đông Á và Diễn đàn Đông Á tại Trường Chính sách Công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia Peter Drysdale cho biết, trong thời điểm các nguyên tắc đa phương đang dần xa rời và chịu áp lực phân mảnh nền kinh tế toàn cầu, thách thức đối với Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là phải kiên định với các nguyên tắc nền tảng của APEC và đẩy lùi các xu hướng làm suy yếu tiềm năng phát triển và thịnh vượng trong khu vực.

APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top