Thế giới

Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore

ClockChủ Nhật, 18/04/2021 14:14
TTH.VN - Mặc dù Singapore sẽ phải đối mặt với những thách thức khi nỗ lực trở thành một điểm đến du lịch bền vững, các chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành này tự tin rằng, "đảo quốc sư tử" có thể đạt được mục tiêu như vậy.

Hướng tới du lịch xanh: Cần hợp tác để giải quyết lượng khí thải từ vận tải du lịchASEAN cần phát triển du lịch bền vững

Sạch và xanh là một trong những lợi thế của Singapore trong phát triển du lịch bền vững. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Hãng Thông tấn CNA ngày hôm nay (18/4) dẫn lời ông Christopher Khoo, Giám đốc Điều hành của Công ty tư vấn du lịch quốc tế Masterconsult Services cho biết: “Tôi hoan nghênh quyết định của Singapore trong việc áp dụng toàn bộ khái niệm về tính bền vững trong du lịch, bởi vì tôi nghĩ đó không chỉ là con đường đúng đắn mà còn là việc có trách nhiệm phải làm”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sing cho rằng: "Trong 10 năm tới, chúng tôi cũng kỳ vọng du lịch toàn cầu sẽ có sự phục hồi trở lại thành một lĩnh vực sôi động hơn. Khách du lịch sẽ quan tâm nhiều hơn đến các lựa chọn du lịch bền vững, chẳng hạn như những khách sạn và điểm đến thân thiện với môi trường. Để tự chuẩn bị cho những cơ hội này, chúng tôi đang biến đảo Sentosa thành một điểm đến trung hoà carbon vào năm 2030. Thông qua những nỗ lực đó, chúng tôi sẽ củng cố Singapore như một điểm đến du lịch bền vững kiểu mẫu”.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNTWO), du lịch bền vững cần kết hợp 3 mục tiêu chính. Chúng bao gồm việc “sử dụng tối ưu” các nguồn tài nguyên môi trường, cũng như giúp bảo tồn các di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học. Ngoài ra, hình thức du lịch này cũng cần tôn trọng tính xác thực về văn hóa xã hội của các cộng đồng nơi diễn ra hoạt động du lịch, UNTWO cho biết trên trang web của mình.

Tiếp đó, du lịch bền vững cũng cần đảm bảo các hoạt động kinh tế lâu dài, khả thi, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho tất cả các bên liên quan và những lợi ích này cần được “phân phối công bằng”.

Ngoài ra, chuyên gia du lịch Shirley Tee lưu ý, đạt được du lịch bền vững là một “quá trình liên tục”, một điểm đến như vậy cũng nên bao gồm “những trải nghiệm có ý nghĩa được chọn lọc” cho phép khách du lịch hiểu và nhận thức được các vấn đề bền vững trong cộng đồng, cũng như kết hợp các hoạt động thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia.

Những du khách “sáng suốt hơn”

Ông Christopher Khoo cho rằng, khách du lịch hiện trở nên “sáng suốt hơn” trong việc lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ tại quốc gia mà họ đến thăm. Một trong những cách mà họ thực hiện điều này là tìm kiếm các sản phẩm có nguồn gốc bền vững, hoặc các sản phẩm có nguồn gốc tại địa phương.

Khi có nhiều khách du lịch nhận thức được tầm quan trọng của tính bền vững hơn, họ sẽ tìm kiếm các sản phẩm thân thiện với môi trường và mua hàng từ những doanh nghiệp có tính bền vững. Nhiều doanh nghiệp liên quan đến du lịch của Singapore đã và đang áp dụng các sáng kiến ​​bền vững, theo ông Michael Chiam, giảng viên cao cấp về du lịch tại Trường bách khoa Ngee Ann Polytechnic.

Nhận định về vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội các Điểm tham quan Singapore, ông Kevin Cheong cho biết, các điểm tham quan địa phương có thể bắt đầu bằng những việc đơn giản, chẳng hạn như đặt câu hỏi liệu các tờ rơi quảng cáo hoặc tấm vé có cần thiết hay không. Đồng thời, không chỉ các điểm tham quan hiện có mà các điểm tham quan mới sắp xuất hiện, họ cũng nên bắt đầu xây dựng các điểm tham quan một cách có ý thức…, thiết kế cho sự bền vững.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Singapore (SHA), bà Kwee Wei-Lin, để "bảo vệ" tương lai của ngành khách sạn, tính bền vững là chìa khóa dẫn đến thành công lâu dài. Những cách mà các khách sạn có thể và góp phần để thực hiện phần việc của mình bao gồm việc cung cấp thùng rác tái chế trong các phòng khách sạn, vòi nước lọc trong các phòng thay vì nước được đóng trong chai nhựa, cũng như quy trình nhận và trả phòng không cần đến giấy tờ.

“Xanh hóa chuỗi cung ứng cũng là một phần quan trọng trong hành trình hướng tới du lịch bền vững. Các khách sạn có thể làm việc với các nhà cung cấp để sử dụng những vật liệu đóng gói thân thiện với môi trường, yêu cầu các nhà cung cấp giảm thiểu việc đóng gói cho việc giao hàng của họ, cung cấp những sản phẩm thân thiện với môi trường, có thể bao gồm từ đồ dùng văn phòng đến đồ nội thất, và từ sơn đến các sản phẩm làm sạch, cũng như từ các nguồn thực phẩm bền vững", bà Kwee Wei-Lin nói thêm.

Nhiều “điểm cộng”

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore nhận định, ngành du lịch của Singapore cũng sẽ phải nắm bắt các cơ hội trong quá trình chuyển đổi theo hướng bền vững. Mặc dù đảo quốc này có thể không có khả năng cạnh tranh với những “điểm đến sinh thái” khác, do ít đất liền và thiếu cảnh quan thiên nhiên, nhưng triển vọng giá trị của đất nước đến từ “những điều vô hình”.

Ông Chan Chun Sing nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn trở thành nơi tốt nhất để thử nghiệm các giải pháp bền vững, những sản phẩm mới và trải nghiệm mới, cho phép các doanh nghiệp trên khắp thế giới tung ra các giải pháp và sự đổi mới sáng tạo đầu tiên trên thị trường, ngay tại Singapore”.

Trong khi đó, ông Christopher Khoo lưu ý rằng: "Singapore có một số “điểm cộng” có thể sử dụng để làm lợi thế. Trở nên sạch và xanh là một lợi thế lớn. Chúng tôi luôn có điều đó. Và sau đó, chúng tôi có lợi thế là sở hữu 4 công viên tự nhiên tuyệt vời…”

Tuy nhiên, ông Michael Chiam cho rằng, thách thức là làm thế nào để chuyển những kiến ​​thức này thành một điều dễ dàng được các doanh nghiệp địa phương áp dụng. Theo đó, Kế hoạch Xanh Singapore 2030 là một phương tiện tốt để thúc đẩy nhận thức của các doanh nghiệp địa phương về tầm quan trọng của việc thực hiện hành động bền vững.

Đồng thời, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, những chi phí liên quan có thể là một vấn đề khi Singapore nỗ lực để đạt được mục tiêu này.

Dù vậy, theo ông Michael Chiam, có một số “câu chuyện thành công” về tính bền vững của các doanh nghiệp trong ngành du lịch. Những câu chuyện này có thể đóng vai trò như một chất xúc tác để truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp khác tham gia vào hành động bền vững.

Lê Thảo (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Return to top