Thế giới

Thái Lan không chào đón du khách tới hút cần sa

ClockThứ Năm, 18/08/2022 09:59
Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul nói nước này không chào đón du khách tới đây chỉ để hút cần sa, chỉ 2 tháng sau khi quyết định hợp pháp hóa cần sa gây tranh cãi.

Lần đầu Mỹ cấp phép thuốc trị động kinh chiết xuất từ cần saIndonesia phát hiện 68 loại ma túy mới trong năm 2017Thái Lan: Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tăng lần đầu tiên trong 6 thángThái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát

Lo đựng cần sa trong một cửa hàng ở Bangkok, Thái Lan - Ảnh: REUTERS

Năm 2018, Thái Lan trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa cần sa để sử dụng trong y tế. Vào tháng 6, Thái Lan hợp thức hóa cần sa cho mục đích y tế và sức khỏe.

Cục Trấn áp ma túy (NSB) Thái Lan cho biết cảnh sát sẽ không bắt giữ người hút cần sa tại nhà vì mục đích y tế hay sức khỏe. Tuy nhiên, nếu họ hút cần sa tại các khu vực công cộng và gây rối, họ có thể bị buộc tội.

Người hút cần sa ở nơi công cộng có nguy cơ phải đối mặt với án tù 3 tháng hoặc khoản tiền phạt lên tới 25.000 baht (hơn 700 USD).

Dù vậy, rất khó để phân ranh giới giữa dùng cho mục đích sức khỏe hay giải trí. Chưa kể lo ngại rằng nó có thể làm tăng tình trạng nghiện cần sa.

Kể từ khi Thái Lan hợp pháp hóa cần sa, nhiều tụ điểm nhỏ bán cần sa đã mọc lên khiến chính quyền phải ra tay kiểm soát. Tình trạng này cũng khiến người dân lo ngại ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch, như du khách đến Thái Lan để hút cần sa và khiến du khách không hút cần sa không muốn đến.

"Chúng tôi không chào đón những du khách như vậy", Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul nói về việc sử dụng cần sa để giải trí của du khách.

Ông Anutin thể hiện quan điểm cứng rắn dù Thái Lan là nước phụ thuộc vào du lịch. Nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á dự kiến thu hút 8 triệu đến 10 triệu lượt khách trong năm nay, cao hơn dự báo 7 triệu trước đó.

Năm ngoái, đại dịch COVID-19 khiến du khách nước ngoài tới Thái Lam giảm còn 428.000 lượt, giảm sâu so với mức kỷ lục gần 40 triệu lượt vào năm 2019.

Thái Lan đã thành lập một ủy ban truyền thông về cần sa để giáo dục công chúng sử dụng cần sa đúng cách cho mục đích y tế hay thương mại. Theo bộ trưởng y tế, nước này không loại trừ khả năng cho phép dùng cần sa cho mục đích giải trí khi đã có sự hiểu biết rõ hơn.

Chính sách cần sa của Thái Lan cũng thu hút sự quan tâm từ các nước láng giềng trong khu vực như Malaysia, quốc gia đang nghiên cứu việc sử dụng cần sa cho mục đích y tế.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch xanh để bền vững

Sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường được doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực du lịch lựa chọn, vừa giúp DN phát triển bền vững vừa để lại ấn tượng cho du khách khi tham gia trải nghiệm.

Du lịch xanh để bền vững
Chuyển hướng du lịch hè

Thị trường du lịch bắt đầu bước vào cao điểm hè, nhưng khác với mọi năm, xu hướng du lịch năm nay của du khách nội địa có nhiều thay đổi. Khách Việt đang dần thay đổi lựa chọn để có thể khám phá và tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ như bay đêm, đi tàu hỏa hay xe cá nhân.

Chuyển hướng du lịch hè
“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á

Được mệnh danh là “vua trái cây”, sầu riêng từ lâu đã là một loại trái cây được yêu thích trong văn hóa địa phương ở Đông Nam Á, nơi nó được trồng rất nhiều. Nhiều người thực sự yêu thích hương vị ngọt, béo của trái sầu riêng, trong khi với nhiều người khác, sầu riêng được coi là loại trái cây “nặng mùi” nhất thế giới.

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á
Return to top