Thế giới

Thái Lan: Ngành du lịch được dự báo cần 4 năm để hồi phục sau COVID-19

ClockThứ Năm, 03/12/2020 14:46
TTH.VN - Theo Bộ Tài chính Thái Lan, ngành du lịch của nước này - chiếm 12% GDP, dự kiến ​​sẽ mất ít nhất 4 năm để phục hồi như trước đại dịch.

Thái Lan: COVID-19 làm Chiang Mai thiệt hại 100 tỷ baht doanh thu du lịchĐông Nam Á: Những ca nhiễm mới COVID-19 “dập tắt” hy vọng hồi sinh các điểm du lịch

Ngành du lịch của Thái Lan được dự đoán sẽ mất 4 năm để phục hồi “sức khỏe” như trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Ảnh minh họa: TTXVN

Bộ trưởng Tài chính Arkhom Termpittayapaisith cho biết, trong khi một số định chế tài chính và tổ chức tư vấn dự đoán nền kinh tế Thái Lan sẽ phục hồi hoàn toàn trong hai năm tới, sự phục hồi của ngành du lịch trong nước được dự đoán sẽ phải đợi đến năm 2024 để đạt được 40 triệu lượt khách du lịch nước ngoài.

Ông Arkhom cho biết, khách du lịch nước ngoài đến Thái Lan được dự báo sẽ đạt con số 8 triệu trong năm tới trước khi tăng lên 16 triệu, 32 triệu và 40 triệu vào các năm 2022, 2023 và 2024. Nếu đại dịch có thể được kiểm soát, tốc độ phục hồi lượng khách du lịch nước ngoài có thể nhanh hơn, ông nói.

Theo Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan, lượng khách du lịch nước ngoài đạt con số 6,7 triệu tính đến ngày 30/10, thấp hơn nhiều so với số lượng gần 40 triệu lượt cùng kỳ năm 2019. Năm ngoái, doanh thu từ ngành du lịch đạt gần 2 nghìn tỷ baht.

Thái Lan không đón vị khách du lịch nước ngoài nào từ tháng 4 đến tháng 9 năm nay do các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn dịch bùng phát. Trong tháng 10, có 1.201 lượt khách du lịch nước ngoài đã được chính phủ nước này cấp thị thực du lịch đặc biệt để lưu trú dài ngày.

Theo Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia, GDP của Thái Lan dự kiến ​​sẽ tăng 4 - 4,5% vào năm 2021, với giả thuyết 8 triệu lượt khách du lịch nước ngoài và việc mở rộng chương trình trợ cấp tiền mặt cho người dân.

Ông Arkhom cho biết cơ cấu kinh tế của Thái Lan cần phải thay đổi và “nhóm S-curve mới” (nhóm 10 ngành công nghiệp mới) do chính phủ khởi xướng sẽ hỗ trợ sự chuyển dịch này. Khi Bộ Tài chính giám sát thu thuế, Bộ sẽ tập trung vào việc thiết kế một hệ thống thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho ba lĩnh vực kinh doanh chính, đó là công nghệ kỹ thuật số, kinh doanh xanh và y tế - sức khỏe.

Anh Tuấn (Lược dịch từ The Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

80% du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025

Nền tảng tìm kiếm thông tin du lịch Skyscanner vừa công bố một báo cáo mới tiết lộ xu hướng du lịch năm 2025 tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC), trong đó nổi bật là các vấn đề về xu hướng du lịch, chi tiêu cho du lịch, sở thích về điểm đến, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong du lịch và du lịch bền vững.

80 du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025
Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản

Du lịch là ngành công nghiệp, dĩ nhiên trước hết mang lại lợi nhuận, đóng góp lớn trong ngành kinh tế của tỉnh. Song hành với đó cũng là quảng bá các di sản thiên nhiên, văn hóa, di sản của tiền nhân để lại. Đây cũng là cách quảng bá cho một vùng đất tươi đẹp, thân thiện, giàu tri thức và tiềm năng đến với cả nước và thế giới.

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản
Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia

Năm 2025, Thừa Thiên Huế được chọn để đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia. Đây là cơ hội để ngành du lịch Cố đô kết nối và tạo được dấu ấn, khai thác hết tiềm năng, lợi thế, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia
Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới

Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Thành ủy về phát triển du lịch, dịch vụ (DLDV), trọng tâm là phát triển, hoàn thiện dịch vụ, du lịch về đêm, ẩm thực Huế (viết tắt là Nghị quyết 03), nhiều sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố hình thành, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng lên đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới
Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển

Thừa Thiên Huế đang nỗ lực xây dựng và phát triển xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch. Ngành du lịch cùng các ban, ngành, đơn vị liên quan đang cố gắng tăng tốc để đạt được mục tiêu của Nghị quyết 04-NQ/TU đã được Tỉnh ủy ban hành.

Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển
Return to top