Thế giới

Thận trọng để mở cửa trở lại không là “con dao hai lưỡi” với du lịch Đông Nam Á

ClockThứ Tư, 23/02/2022 14:56
TTH.VN - Các chuyên gia trong ngành đang có 2 luồng ý kiến về việc liệu ngành du lịch Campuchia có giành thắng lợi khi Đông Nam Á mở cửa trở lại biên giới cho du khách nước ngoài.

Đông Nam Á thận trọng mở cửa lại một số điểm du lịch nổi tiếngTỉnh Kep (Campuchia) xây dựng đường ven biển nối Việt Nam và Thái LanDu lịch Đông Nam Á chịu tổn thất lớn do COVID-19Tăng cường hợp tác phát triển du lịch trong khu vựcViệt Nam, Campuchia – hai nước láng giềng nên hợp tác phát triển du lịch trong tương lai

Thận trọng để mở cửa trở lại không là “con dao hai lưỡi” với du lịch Đông Nam Á. Ảnh minh họa: Thanh Niên

Không chỉ riêng Campuchia, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, đơn cử như Việt Nam cũng chào đón khách quốc tế trở lại từ ngày 15/3. Cùng lúc, Thái Lan cũng đã khởi động lại chương trình Test & Go sau 1 tháng gián đoạn và Singapore đang có kế hoạch tăng gấp 3 lần số lượng du khách nhập cảnh không cần kiểm dịch lên đến 15.000 người từ đầu tháng tới.

Được biết, Campuchia đã bỏ kiểm dịch đối với những du khách đã tiêm phòng đầy đủ từ tháng 11/2021. Theo Nataly Wanhoff, Giám đốc điều hành Focus Asia ở Campuchia, tác động đến lượng khách du lịch là tương đối khác nhau.

“Số lượng du khách là rất nhỏ. Đó không phải là con số quá cao mà chúng ta đã hi vọng. Tác động tốt rằng cuối cùng chúng ta đã nhận được các yêu cầu và đặt phòng ở Campuchia kéo dài đến 10 ngày, 14 ngày, thậm chí là 17 ngày, chứ không phải chỉ là gói du lịch 3 ngày 2 đêm đến Siem Riep/Anchor”, Giám đốc điều hành Nataly Wanhoff chia sẻ.

Với tùy chọn cho gói du lịch nhiều điểm dừng ở Việt Nam, Thái Lan và Campuchia, lượng đặt vé có thể trở về thời gian lưu trú ngắn ngày.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành công ty tư vấn bất động sản và du lịch có trụ sở tại Thái Lan Bill Barnett cho biết, Thái Lan đã chứng kiến người dân, các nhóm du khách gia đình và doanh nhân quay trở lại đất nước nhiều hơn sau khi giới thiệu về gói Test & Go.

“Chúng tôi chỉ thấy sự gia tăng trong lượng khách du lịch vào mùa đông ở các thị trường như Phuket, nơi chúng tôi có dòng khách từ châu Âu từ Anh, Đức, Nga và Scandinavia. Họ có những kỳ nghỉ đông dài nên du khách chọn quay trở lại. Đồng thời, cũng có nhiều người đến Phuket bởi họ đã mua các căn nhà dành riêng cho các kỳ nghỉ tại đây. Trong khi đó, Campuchia có thể gặp nhiều khó khăn hơn một chút bởi ngoài dòng khách Trung Quốc, thị trường khách phương Tây của nước này thường là khách du lịch văn hóa và họ thường đến thăm nhiều điểm đến, nhiều quốc gia và chính điều này là khó khăn bởi các chế độ kiểm dịch khác nhau”.

Trong một ý kiến khác có liên quan, bà Catherine Germier-Hamel, Giám đốc điều hành Công ty Destination Mekong nhận định, Campuchia nên tập trung vào các lĩnh vực đang phát triển như du lịch sinh thái để thu hút nhiều hơn khách du lịch nước ngoài và thu hút họ lưu trú lâu hơn.

Theo bà Catherine, sức mạnh của Campuchia trong việc thu hút khách du lịch từ các nước láng giềng nên và có thể được cải thiện. Ngoài khả năng tiếp cận, chất lượng, cũng như tính xác thực, cần có sự hợp tác nhiều hơn giữa các ngành và các quốc gia. Ngoài ra, cũng cần phải đa dạng hóa, khác biệt hóa và hiệp lực để đạt được những điểm đến và trải nghiệm vượt trội.

Người phát ngôn của Cambodia Airports Norinda Khek nhận định, việc mở cửa trở lại biên giới và nới lỏng điều kiện nhập cảnh sẽ thúc đẩy nhu cầu hàng không và mang lại lợi ích cho hệ sinh thái vận tải hàng không. Các hãng hàng không của Campuchia lạc quan một cách thận trọng. Sự sụp đổ do đại dịch gây ra là rất lớn. Vì vậy, sẽ mất một thời gian để xây dựng lại các tuyến giao thông. Nó phải là một quá trình được hoàn thiện dần dần và vào một thời điểm cụ thể nào đó, trong quý IV/2022 sẽ tăng tốc.

Được biết, Campuchia có thể được hưởng lợi từ những chuyến bay đường dài qua Việt Nam.

Việt Nam là thị trường khách đến Campuchia nhiều thứ hai trong năm 2019, với hơn 900.000 khách du lịch. Do đó, Campuchia có thể được hưởng lợi ích đáng kể từ du khách Việt Nam, nhờ vị trí địa lý gần và sự thuận tiện của các quy trình nhập cảnh của Campuchia. Đối với Thái Lan, việc nối lại chương trình Test & Go là một tin tốt. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế nên lượng khách vẫn còn ít.

Trưởng nhóm Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương của Moody’s Analytics Steve Cochrane cho rằng: “Với việc Thái Lan và Việt Nam mở cửa trở lại biên giới, Đông Nam Á sẽ một lần nữa trở thành điểm đến du lịch nếu một người có thể tự do di chuyển từ nước này đến nước khác trong khu vực. Nếu một du khách chọn các chặng dài, khả năng đến thăm nhiều điểm sẽ ngày càng hấp dẫn du khách hơn”.

Bên cạnh đó, ông Steve Cochrane vẫn cảnh báo rằng hiện đang còn nhiều trở ngại trong hình thức chứng minh tiêm chủng và xét nghiệm trước hoặc sau khi đến. Những điều này có thể cản trở các du khách lớn tuổi, chi tiêu nhiều. Về tiến trình phục hồi dần dần trong lĩnh vực này, năm 2024 có thể là một năm tốt hơn, với các giao thức du lịch đơn giản hơn và được du khách quốc tế chấp nhận nhiều hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

80% du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025

Nền tảng tìm kiếm thông tin du lịch Skyscanner vừa công bố một báo cáo mới tiết lộ xu hướng du lịch năm 2025 tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC), trong đó nổi bật là các vấn đề về xu hướng du lịch, chi tiêu cho du lịch, sở thích về điểm đến, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong du lịch và du lịch bền vững.

80 du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025
Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản
Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế

Ngày 22/10, tại thị xã Sa La Van, tỉnh Sa La Van, nước CHDCND Lào, Đoàn đại biểu Ty Công an tỉnh Sa La Van - Lào và Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam phối hợp tổ chức Hội đàm thường niên năm 2024. Thiếu tướng Sỉ Sợt Sỏn Đa La, Giám đốc Ty Công an tỉnh Sa La Van và Đại tá Hoàng Minh Hùng, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đồng chủ trì hội đàm.

Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế
Return to top