Thế giới

Thế giới lên án lời kêu gọi cấm người Hồi giáo của Donald Trump

ClockThứ Tư, 09/12/2015 07:17
TTH.VN - Lời kêu gọi cấm cửa hoàn toàn “tất cả” người Hồi giáo vào Hoa Kỳ của ứng cử viên Tổng thống Donald Trump đã thu hút sự lên án rộng rãi trên toàn thế giới, bao gồm cả các nhà lãnh đạo Anh, Pháp và các cơ quan tị nạn của Liên Hiệp Quốc, tờ Washington post đưa tin cho biết.

Công dân, các chính trị gia và quan chức tị nạn đều kịch liệt đả kích tuyên bố gây tranh cãi mới nhất của ứng viên Tổng thống hàng đầu của đảng Cộng hòa, gọi đó là “phát ngôn đáng ghét” và là một dấu hiệu đáng lo ngại của Islamophobia (tạm dịch là chứng cuồng căm ghét/sợ hãi đối với đạo Hồi) ở một quốc gia đang hoang mang trong những tuần gần đây bởi các cuộc tấn công khủng bố quy mô lớn ở Paris và San Bernardino, California.

Dar al-IFTA, cơ quan tôn giáo chính thức của Ai Cập, đã gọi phát ngôn của ông Trump "lời nói đáng ghét", và một phát ngôn viên của cơ quan tị nạn LHQ bày tỏ lo ngại rằng, chúng có thể gây nguy hiểm cho quá trình tái định cư người tị nạn đang diễn ra.

Theo tin từ Reuters, hôm 7/12, ông Trump - người vốn nổi tiếng với những phát ngôn chống người nhập cư và người Hồi giáo suốt từ đầu cuộc đua vào Nhà Trắng – đã kêu gọi đóng cửa hoàn toàn nước Mỹ với người Hồi giáo “cho tới khi nào đất nước chúng ta có thể xác định được chuyện gì đang diễn ra”. Ông Trump cũng lặp đi lặp lại lời kêu gọi cho lệnh cấm này trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình ngày hôm qua (8/12).

Thực tế, rất hiếm khi một thủ tướng Anh đưa ra nhận xét về các ứng cử viên trong cuộc đua chức Tổng thống Mỹ, nhưng Thủ tướng David Cameron cùng với các chính trị gia nước Anh từ tất cả các bên đều lên án những nhận định của ông Trump. Thủ tướng Cameron cho biết thông qua một phát ngôn viên rằng, ông "hoàn toàn không đồng ý" với ý kiến ​​của ông Trump mà ông coi là "chia rẽ, vô ích và đơn giản là sai lầm".

Phát ngôn viên của Thủ tướng Cameron nói với các phóng viên: "Thủ tướng đã xác định rất rõ, khi muốn giải quyết nạn cực đoan và tư tưởng độc hại này, những gì mà các chính trị gia cần phải làm là cách họ có thể cộng đồng xích lại gần với nhau và làm rõ rằng, những kẻ khủng bố không phải là đại diện của Hồi giáo và thực sự, những gì chúng đang làm một sự xuyên tạc đối với Hồi giáo".

Phát ngôn của ông Donald Trump gây ra nhiều tranh cãi. Ảnh: BN.

Ở Pháp, nơi mà đảng Xã hội cầm quyền đang trong cuộc bầu cử căng thẳng với một bên là phe cánh hữu chống người di cư, Thủ tướng Manuel Valls ngày hôm qua viết trên Twitter: "Trump, giống như những người khác, đã khơi thêm lòng hận thù và sự đánh đồng: kẻ thù của chúng ta chỉ là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan".

Những lời lẽ của ông Trump khiến nhiều người Hồi giáo cảm thấy hoang mang, sợ hãi và tức giận. Ở thung lũng Bekaa của Lebanon, rất đông những người Syria đang bị mắc kẹt trong các trại tị nạn lạnh lẽo cho biết, họ lo lắng rằng nạn bài ngoại gia tăng hơn nữa có thể làm phức tạp thêm những hy vọng của họ về việc tìm kiếm tị nạn tại Hoa Kỳ.

"Làm thế nào một đất nước luôn luôn nói về nhân quyền và tự do có thể làm điều này hoặc thậm chí cân nhắc về việc này?" Bourhan Salem, 32 tuổi, người đã chạy trốn vào Bekaa để thoát khỏi bạo lực ở quê hương Syria nói. "Họ có biết những gì chúng tôi đã chịu đựng không?"

Trong khi đó, tại Geneva, phát ngôn viên của cơ quan tị nạn LHQ Melissa Fleming cho biết, ông Trump nói về "tất cả mọi người", nhưng nhận xét của ông đặc biệt ảnh hưởng đến những người tị nạn.

"Chúng tôi lo ngại rằng những lời nói đang được sử dụng trong chiến dịch tranh cử đó sẽ ảnh hưởng đến một chương trình tái định cư vô cùng quan trọng đối với những người dễ bị tổn thương nhất - những nạn nhân của các cuộc chiến tranh trên thế giới", hãng tin Reuters dẫn lời bà Fleming cho biết.

Trong khi đó, Joel Millman - một phát ngôn viên của Tổ chức Di cư Quốc tế, nói rằng "thành kiến ​​hay phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo là hoàn toàn chống lại tất cả các quy ước của chúng ta trong việc giúp đỡ những người dân trong trường hợp nhân đạo khẩn cấp ,và dĩ nhiên là trong việc tái định cư".

Dar al-IFTA, cơ quan tôn giáo chính thức của Ai Cập, cho biết trong một tuyên bố rằng lời lẽ của ông Trump "sẽ làm gia tăng căng thẳng" tại Hoa Kỳ, nơi có nhà của hàng triệu tín đồ Hồi giáo – là những "công dân hòa bình và trung thành của Mỹ".

Lời kêu gọi của ông Trump cũng thu hút phản ứng của các nhà báo và các nhà xã luận trên khắp Châu Âu và Israel, nơi ông này dự kiến sẽ có chuyến thăm vào cuối tháng này. Phát ngôn của ông Trump đồng thời cũng thu hút phản ứng trên toàn thế giới trên các phương tiện truyền thông xã hội.

"Giờ đây ông Trump đã đưa ra điều tồi tệ nhất, nó sẽ chống lại tất cả những gì tốt đẹp trong xã hội và nền dân chủ Mỹ", Shahid Siddiqui, một cựu thành viên của Quốc hội ở Ấn Độ, là người đồng sáng lập của một nhóm gọi là Quỹ Hoà bình cho biết.

Tố Quyên (lược dịch từ Washingtonpost & Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng

Giáo sư kinh tế, người đứng đầu Cục Nghiên cứu Kinh tế Đông Á và Diễn đàn Đông Á tại Trường Chính sách Công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia Peter Drysdale cho biết, trong thời điểm các nguyên tắc đa phương đang dần xa rời và chịu áp lực phân mảnh nền kinh tế toàn cầu, thách thức đối với Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là phải kiên định với các nguyên tắc nền tảng của APEC và đẩy lùi các xu hướng làm suy yếu tiềm năng phát triển và thịnh vượng trong khu vực.

APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top