ClockThứ Sáu, 14/04/2017 14:19

"Tương lai của châu Âu phụ thuộc vào người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ"

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố tương lai của châu Âu sẽ phụ thuộc vào người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ, những người đang sinh sống tại "Lục địa Già."

EU sẵn sàng đàm phán với Anh về thoả thuận thương mại tự doLãnh đạo EU ký Tuyên bố Rome cam kết hướng tới tương lai không có AnhLãnh đạo EU: “Châu Âu là tương lai chung của chúng ta”“Sách trắng” về tương lai châu Âu nói gì?

Trẻ em tị nạn Syria tại Ismetpasa, Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra tuyên bố trên khi phát biểu trong buổi mít tinh ngày 13/4 tại tỉnh Giresun nhằm vận động người dân bỏ phiếu ủng hộ sửa đổi Hiến pháp trong cuộc trưng cầu ý dân vào cuối tuần này.

Hãng tin Anadolu dẫn lời Tổng thống Erdogan nhấn mạnh tương lai của châu Âu sẽ do 5 triệu người gốc Thổ Nhĩ Kỳ, di cư đến châu Âu, định đoạt. Ông một lần nữa cáo buộc chính quyền các nước châu Âu có thái độ thù địch với người Hồi giáo.

Việc chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vận động cho cuộc trưng cầu dân ý đã làm xói mòn mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với một số nước đồng minh châu Âu vốn không cho phép một số bộ trưởng trong chính quyền của ông Erdogan tổ chức các cuộc míttinh ở nước ngoài, vận động cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ tích cực tham gia cuộc trưng cầu ý dân sắp tới. Căng thẳng đã bị đẩy lên đỉnh điểm khi Tổng thống Erdogan chỉ trích Hà Lan và Đức hành xử “như những kẻ phátxít.”

Cùng ngày, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố Liên hợp quốc can thiệp vào công việc chính trị nội bộ của nước này ngay trước thời điểm cuộc trưng cầu dân ý nhằm gia tăng quyền lực cho Tổng thống Erdogan vào ngày 16/4 tới.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Huseyin Muftuoglu cho rằng việc Liên hợp quốc đưa ra thông cáo các hành động của chính quyền Tổng thống Erdogan sau vụ đảo chính bất thành hồi năm ngoái là đáng lo ngại, và vào thời điểm hiện nay, đây là hành động cố ý, có mục đích chính trị.

Trong khi đó, Tổng thống Erdogan cũng vừa tuyên bố nước này sẽ kéo dài việc áp đặt tình trạng khẩn cấp sau khi lệnh hiện nay hết hiệu lực vào tuần sau.

Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra các phát biểu trên chỉ vài ngày trước thềm cuộc trưng cầu ý dân về cải cách Hiến pháp với mục tiêu chuyển từ quốc gia theo chế độ nghị viện sang chế độ tập trung quyền lực cho tổng thống. Theo kết quả hai cuộc thăm dò dư luận công bố ngày 13/4, phe "đồng ý" sửa đổi Hiến pháp sẽ giành chiến thắng sít sao trước phe phản đối./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Return to top