ClockChủ Nhật, 03/09/2017 15:06

Ai Cập với chính sách ngoại giao thượng đỉnh hướng tới Châu Á

Ai Cập thực hiện chích sách ngoại giao theo hướng phát triển toàn diện, trong đó có hướng đến các nước có quan hệ truyền thống ở châu Á.

Tổng thống Ai Cập El Sisi công du châu ÁTổng thống Ai Cập có chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam

Trong những năm gần đây, nhất là từ khi Tổng thống Abdel-Fattah El-Sisi lên nắm quyền năm 2014, Ai Cập đã thực hiện chích sách ngoại giao theo hướng phát triển toàn diện, bảo vệ an ninh quốc gia cũng như hợp tác cùng có lợi, chính sách ngoại giao đa phương hóa, trong đó có hướng đến các nước có quan hệ truyền thống ở châu Á. Trong đó, Ai Cập tập trung thực hiện chích sách ngoại giao kinh tế và ngoại giao thượng đỉnh.

Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi
Những thay đổi trong chính sách đối ngoại hướng châu Á của Ai Cập được xem là đột phá so với các thập kỷ trước, chỉ tập trung thúc đẩy quan hệ với khu vực Ả-rập, châu Phi và Hồi giáo. Ai Cập quan tâm tới khu vực châu Á bởi tầm quan trọng của khu vực này nhằm hỗ trợ cho các mục đích chính trị, kinh tế chiến lược. Đây cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Abdel-Fattah El-Sisi.

Nhiều lý do để chính quyền Ai Cập thực hiện chính sách ngoại giao hướng về phương Đông. Trước hết đó là vì các nước châu Á đều tôn trọng các quyết định của nhân dân Ai Cập trong việc lựa chọn thay đổi mang tính cách mạng. Quyết định đó cũng không làm ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế mạnh mẽ giữa các nước với Ai Cập như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Indonesia. Các nước châu Á cũng tôn trọng quyết định của người dân Ai Cập trong lựa chọn đường lối chính trị, hướng phát triển trong tương lai.

Chính quyền Ai Cập muốn thúc đẩy quan hệ với các nước Châu Á nhằm cân bằng trong chính sách ngoại giao trong xu thế hội nhập, liên kết quốc tế cũng như trước sức ép của các nước lớn. Trong chính sách ngoại giao, Ai Cập thực hiện theo hướng mở mới, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác vì lợi ích kinh tế, chính trị trong đó có khu vực châu Á và Đông Nam Á.

Ai Cập cũng nhận thấy tầm quan trọng của các nước châu Á, nổi bật như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, nhất là thúc đẩy quan hệ tạo sự cân bằng ở khu vực, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trước các thách thức lớn trên toàn cầu và sự bất ổn của khu vực Trung Đông.

Điều này có thể thấy rõ khi Tổng thống Abdel-Fattah El-Sisi đã có hàng loạt chuyến công du châu Á  như 3 lần thăm Trung Quốc, 2 lần thăm Ấn Độ và 1 lần thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore và Kazakhstan. Các chuyến thăm được đánh giá là thành công khi các bên tìm được tiếng nói chung và phù hợp với chiến lược phát triển của mỗi nước. Hàng chục thỏa thuận được ký kết, trị giá hàng trăm tỉ đô la Mỹ (USD). Đây được coi là ngoại giao thượng đỉnh góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Ai Cập vốn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển đất nước tới năm 2030.

Tổng thống Ai Cập dự hội nghị thượng đỉnh Châu Phi 2016
Ai Cập tin rằng, thông qua các hoạt động chính trị cấp cao sẽ thúc đẩy các cơ hội hợp tác mới, thu hút đầu tư từ các đối tác châu Á vào các dự án quốc gia lớn, các dự án sản xuất và dịch vụ, tạo ra các cơ hội việc làm cho người lao động. Sự hợp tác chung đó cũng sẽ góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại, đưa hàng hóa của Ai Cập tới thị trường châu Á vốn đông dân, thu hút du lịch, trao đổi khoa học, công nghệ và năng lượng.

Chuyến thăm Việt Nam sắp tới của người đứng đầu Ai Cập cũng nằm trong nỗ lực không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước bạn bè truyền thống ở châu Á. Trên nền tảng quan hệ lịch sử và ngày càng phát triển mạnh mẽ, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ tạo một bước tiến lịch sử trong quan hệ song phương trên các lĩnh vực nhất là kinh tế, thương mại và đầu tư, cũng như nâng kim ngạch thương mại song phương tăng mạnh hơn so với mức 300 triệu USD như hiện nay.

Ai Cập thực sự đã có những thành công trong chính sách ngoại giao thượng đỉnh nhằm nâng cao uy tín và vị thế ở khu vực và quốc tế, cũng như tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện, thiết thực với các nước bạn bè ở châu Á, Đông Nám Á và Việt Nam.

Năm 2016, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Ai Cập và Trung Quốc đạt 11 tỷ USD, nghiêng về phía Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ai Cập, và Ai Cập đứng ở vị trí thứ ba, là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trên lục địa châu Phi. Năm 2016, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Ai Cập và Hàn Quốc đạt 8,2 tỷ USD, giữa Ai Cập và Nhật Bản đạt 2 tỷ USD, Ai Cập và Indonesia đạt 1,5 tỷ USD, giữa Ai Cập và Malaysia đạt 900 triệu USD, Ai Cập và Việt Nam đạt khoảng 300 triệu USD.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Ai Cập năm tài chính 2016-2017 đạt khoảng 8,7 tỷ USD, so với khoảng 6,9 tỷ đô la cùng kỳ năm trước, tăng xấp xỉ 26%. Dự kiến, đầu tư trực tiếp nước ngoài năm tài chính 2017-2018 đạt hơn 10 tỷ USD./.

Theo VOV

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đối tượng chính sách ổn định cuộc sống hơn nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền.

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách
Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật

Ngày 15/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, hội, địa phương tổ chức "Hội thi Văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật (NKT) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024" với chủ đề "Kết nối yêu thương". Hội thi với sự góp mặt của các đội văn nghệ đến từ Hội NKT của 6 địa phương đăng ký tham gia.

Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top