Ảnh minh hoạ. Nguồn: Lazyjaw
Bên cạnh đó, theo dự báo của IATA, tần suất của các chuyến bay ở những nền kinh tế phát triển sẽ không thay đổi, mặc dù mức sống ngày càng tăng.
Các kết luận từ dự báo hành khách hàng không trong 20 năm tới của tổ chức này cũng cho thấy, mức sống tăng lên sẽ không đồng nghĩa với sự mở rộng trong tần suất của các chuyến bay ở những nền kinh tế phát triển hơn của thế giới.
Đáng chú ý, phân tích của IATA chỉ ra mối quan hệ giữa tần suất trung bình của việc đi lại bằng đường hàng không và mức sống, được đo bằng GDP bình quân đầu người.
IATA phát hiện rằng, nếu các xu hướng tiếp tục như dự báo, 44% các chuyến bay tăng thêm sẽ đến từ Ấn Độ và Trung Quốc trong 20 năm tới.
Cụ thể, cả hai quốc gia đang phát triển nhanh này được dự báo sẽ chứng kiến sự mở rộng trong nhu cầu kết nối giữa các thành phố trên khắp diện tích rộng lớn của họ bằng đường hàng không, phục vụ những dịch vụ như thương mại, đầu tư, và du lịch.
Trong khi đó, các công dân trung bình ở khu vực châu Âu và Mỹ dự kiến sẽ không bay nhiều hơn mức hiện tại. Điều này bất chấp các xu hướng hiện nay cho thấy, mức sống ở những khu vực này được dự báo sẽ cao hơn từ 20-30% trong thời gian 20 năm.
Cũng theo phân tích của IATA, một khi GDP bình quân đầu người đạt 20.000 USD trong một quốc gia, tần suất của các chuyến bay sẽ không thay đổi. Ngoài ra, tăng trưởng dân số dự kiến, động lực chính của nhu cầu hành khách hàng không, đang ở mức thấp tại các nền kinh tế phát triển, chẳng hạn như Đức.
Được biết, IATA đại diện cho khoảng 290 hãng hàng không, chiếm 82% lưu lượng hàng không toàn cầu.
Lê Thảo (Lược dịch từ Devdiscourse)