ClockThứ Ba, 10/04/2018 15:27

Ấn Độ: Xe buýt lao xuống vực, hàng chục trẻ em thiệt mạng

Ngày 9/4, một chiếc xe buýt trường học lao xuống vực đã làm 23 trẻ em và 4 người lớn thiệt mạng ở Ấn Độ.

Bang Arizona ngừng cấp phép thử nghiệm xe không người láiẤn Độ: 10 người thiệt mạng trong tai nạn xe kháchTai nạn xe buýt 2 tầng kinh hoàng tại Hong Kong, 18 người thiệt mạngMỹ: Tàu hỏa chở 100 nghị sĩ Mỹ đâm vào xe tải

Ít nhất 30 người, trong đó có 23 trẻ em và 4 người lớn đi cùng đã thiệt mạng sau khi một xe buýt trường học trượt khỏi con đường nằm ở thung lũng Kangra, Ấn Độ và đâm vào một hẻm núi sâu dưới chân dãy Himalaya vào ngày 9/4, theo nguồn tin từ các cơ quan báo chí địa phương.

Người dân đưa những người bị thương tới bệnh viện sau khi một xe buýt trường học lao xuống vực ở Nurpur, quận Kangra, Ấn Độ. Ảnh: AFP
“Tôi đã nghe thấy tiếng va chạm lớn và khi chạy ra thì chỉ thấy một chiếc xe buýt đang lao xuống. Nó đâm sầm vào chân núi rất nhanh”, Sahil Kumar, một nhân chứng thuật lại với tờ Times of India.

Các nhà chức trách ở Kangra đã ghi chép lại thông tin về cảnh tượng hỗn loạn ngay thời điểm sau khi vụ tai nạn xảy ra, cách New Delhi 300 dặm về phía nam. Những người dân trong làng là những nhân chứng đầu tiên của vụ việc tại thời điểm họ nghe thấy tiếng động lớn khi xe buýt đâm sầm vào hẻm đá. Những chiếc áo sơ mi của người dân địa phương đẫm máu khi họ mang thi thể của những đứa trẻ trên tay.

“Chúng tôi phải khoét các phần của xe buýt để đưa các nạn nhân và những người sống sót ra ngoài. Có khoảng 38 người trên xe buýt và chúng tôi chắc chắn không có ai bị văng ra ngoài vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn.” Cảnh sát trưởng vùng Kangra, Santosh Patial nói với báo giới.

Chính quyền địa phương lo ngại rằng số thương vong sẽ tăng lên do 11 trẻ em khác cũng đang bị thương nặng. Nhiều người cho rằng đây là vụ tai nạn xe buýt trường học tồi tệ nhất trong vùng những năm gần đây. Theo tờ Times of India, các em học sinh có độ tuổi từ 5 – 14 nhưng theo AP, các báo cáo cho thấy một số em đã tử vong khi chỉ mới 4 tuổi.

10 trẻ em đã được đưa tới bệnh viện, trong đó ít nhất 3 em đang trong tình trạng nguy kịch. Giới chức địa phương cho biết 4 người lớn đã tử vong gồm có 1 lái xe, 2 giáo viên và một người phụ nữ đi nhờ.

Những vụ tai nạn xe buýt rất phổ biển ở Ấn Độ, đặc biệt là ở các vùng núi, nơi mà cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn với nhiều hố sâu và thiếu những người gác đường tàu đưa ra những cảnh báo lái xe. Vào đầu năm 2017, ít nhất 15 trẻ em đã thiệt mạng và 45 người khác bị thương sau khi một xe buýt trường học va chạm với một xe tải ở phía nam bang Uttar Pradesh.

Ấn Độ là quốc gia có những con đường nguy hiểm nhất thế giới với hơn 200.000 vụ tai nạn giao thông chết người mỗi năm, theo số liệu thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tòa án Tối cao quốc gia này đã gọi những con đường ở Ấn Độ là “những kẻ giết người”.

Chia sẻ với tờ Washington Post, các chuyên gia cho biết nhiều con đường gây nên các vụ tai nạn nghiêm trọng đó vẫn được sử dụng để đi lại tự do bởi những quy định lỏng lẻo đối với xe máy, tham nhũng tại địa phương, đầu tư trì trệ và các phiên xét xử của tòa án thì vẫn “dậm chân tại chỗ”.

Theo báo cáo địa phương, chiếc xe buýt trong vụ tai nạn này là của một ngôi trường tư mang tên Wazir Ram Singh Pathania. Nó rời trường vào lúc 15h chiều ngày 9/4 và đi được 4 dặm trước khi người tài xế Madan Lal mất tay lái và lao xuống hẻm núi sâu khoảng 60m.

Giới chức địa phương cho biết họ vẫn đang điều tra nguyên nhân vụ việc. Vào tối ngày 9/4, cuộc tìm kiếm những người sống sót đã kết thúc.  Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi  cũng đăng tải trên Twitter: “Tôi bày tỏ sự đau lòng sâu sắc với mất mát này. Xin gửi những lời cầu nguyện và sự chia sẻ của tôi tới những gia đình vừa mất đi người thân trong vụ tai nạn.”

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

TIN MỚI

Return to top