ClockChủ Nhật, 05/06/2016 14:45

An ninh hàng hải: Thách thức lớn của châu Á

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 5-6 khẳng định chủ nghĩa khủng bố, phổ biến hạt nhân và an ninh hàng hải là những thách thức phi truyền thống ngày một nghiêm trọng mà châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt.

Nhật Bản cam kết hỗ trợ an ninh cho khu vực Đông Nam ÁSingapore, Ấn Độ: Tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết một cách hòa bìnhShangri-La 15 vực dậy niềm tin giữa các quốc gia

Phát biểu tại phiên họp toàn thể có chủ đề “Thách thức trong việc giải quyết xung đột”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ lo ngại một số nước đang áp dụng tiêu chuẩn kép trong quá trình theo đuổi lợi ích quốc gia, từ đó làm gia tăng nguy cơ đối đầu và xung đột vũ trang.

Đề cập tình hình căng thẳng ở biển Đông, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cảnh báo những hành động đơn phương ở đó có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang trong tương lai.

Thượng tướng cũng nhấn mạnh những xu hướng đáng lo ngại ở Đông Á có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được giải quyết hợp lý.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng nhấn mạnh sự hợp tác và cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột. Thượng tướng kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp, bất đồng dựa trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bằng các biện pháp hòa bình, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định Việt Nam chủ trương kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ an ninh, an toàn hàng hải, hàng không bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2016. Ảnh: IISS

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2016. Ảnh: IISS

Trước đó, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài tại Đối thoại Shangri-La, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho hay sự phức tạp ở biển Đông thời gian gần đây có hai điểm đáng chú ý: Thứ nhất là nó thu hút sự quan tâm ngày càng nhiều của dư luận quốc tế với chiều hướng chủ đạo là mong muốn xác lập một môi trường hòa bình ở khu vực này; thứ hai là những hoạt động quân sự hay mang tính chuẩn bị cho hoạt động quân sự ở biển Đông là những dấu hiệu cho thấy cộng đồng quốc tế cần phải hết sức quan tâm chú ý, bởi nếu không quan tâm thì tình hình ở đây sẽ trở nên xấu đi.

Theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Việt Nam mong muốn các quốc gia tìm ra những giải pháp để giảm bớt căng thẳng trong khu vực, không để những căng thẳng ở biển Đông biến thành xung đột, cùng nhau phát triển hòa bình.

Trả lời câu hỏi của báo Nhật Bản Asahi Shimbun về việc Trung Quốc thường xuyên tuyên bố hợp tác với các nước ASEAN nhưng vẫn không ngừng tôn tạo, bồi đắp các bãi đá ở biển Đông, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng những hành động đó làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc; các nước cần có tiếng nói chung cho thấy cộng đồng quốc tế quan ngại về các hành động này của Trung Quốc.

Theo Người lao động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số

TIN MỚI

Return to top