ClockThứ Hai, 05/03/2018 14:09

Anh chững lại trong cuộc chiến bình đẳng giới

TTH.VN - Đây được xem là dấu hiện cho thấy sự tiến bộ của Anh đối với việc trao nhiều quyền lợi cho lao động nữ đang dần trở nên chậm chạp hơn so với các quốc gia khác.

Lao động nước ngoài ở Mumbai được trả lương cao nhất thế giớiTương lai 'robot vùng lên': Thách thức không chỉ cho người lao độngNhật Bản mở rộng lĩnh vực hoạt động cho lao động nước ngoàiThái Lan đối mặt với khủng hoảng lao động

Ảnh minh họa: Independent

Phụ nữ trên khắp nước Anh sẽ được chi trả thêm 90 tỷ Bảng Anh (124 tỷ USD/năm) nếu Chính phủ khẩn trương giải quyết vấn đề khoảng cách thu nhập về giới đang diễn ra ngày càng phức tạp trong hệ thống lao động nước này.

Đây được xem là dấu hiện cho thấy sự tiến bộ của Anh đối với việc trao nhiều quyền lợi cho lao động nữ đang dần trở nên chậm chạp hơn so với các quốc gia khác.

Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), chỉ trong vòng 1 năm từ 2017 - 2018, Anh đã tụt 1 bậc và xuống xếp vị trí thứ 15 trong bảng xếp hạng 33 nước OECD dựa trên 5 chỉ số về mức độ trao quyền hành hợp pháp cho phụ nữ. Tính đến thời điểm hiện tại, khoảng cách thu nhập về giới của quốc gia này đang dừng ở mức 17%. Nhằm mục tiêu rút ngắn khoảng cách, giới chức Anh cam kết sẽ tăng cường chi tiêu chính phủ cho các khoản trợ cấp gia đình và chăm sóc trẻ em, cũng như khuyến khích thành lập nhiều doanh nghiệp nữ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tầng lớp lao động này có nhiều cơ hội để tiếp cận với những vị trí lao động phù hợp.

Về tiểu vùng ở châu Âu, London là thành phố có tốc độ tiến bộ chậm nhất trong việc thu hẹp khoảng cách về giới, nhất là khi chỉ số khoảng cách chỉ giảm được 2 điểm xuống còn 19% kể từ năm 2000. Trong khi đó, Bắc Ireland là quốc gia dẫn đầu danh sách với khoảng cách được rút ngắn từ 22% xuống còn 6%.

Cho đến nay, ước tính chỉ có hơn 1.000 doanh nghiệp công bố số liệu về mức thu nhập của lao động và hầu hết các cơ sở đều thừa nhận mức lương trung bình của phụ nữ luôn ít hơn nam giới. Nhằm thắt chặt chiến dịch bình đẳng giới, dự kiến sẽ có hơn 9.000 doanh nghiệp buộc phải công bố báo cáo về mức tiền lương nhân viên vào ngày 5/4 này.

Đan Lê (Lược dịch từ Independent)

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chỗ dựa tinh thần của lao động nữ

Nhiệt huyết và trách nhiệm, chị Nguyễn Thị Thu Nhi, Chủ tịch Công đoàn, Trưởng ban Nữ công Công ty TNHH Scavi Quảng Điền ghi nhiều dấu ấn trong chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động.

Chỗ dựa tinh thần của lao động nữ
Return to top