ClockThứ Hai, 27/11/2017 19:36

Anh đề ra chiến lược phát triển mới cho ngành công nghiệp sau Brexit

TTH - Ngày 27/11, Chính phủ Anh khởi xướng chiến lược phát triển mới cho ngành công nghiệp nước này, nhằm nhanh chóng can thiệt vào các lĩnh vực then chốt để giải quyết vấn đề năng suất thấp và hỗ trợ doanh nghiệp đối phó với các thách thức mới do Brexit gây ra.

EU, Anh tiếp tục đàm phán về Brexit tại BrusselsĐàm phán Brexit sẽ bắt đầu bằng vấn đề tình trạng công dânAnh bác đề xuất giành quyền phủ quyết Brexit cho các nghị sĩAnh công bố kế hoạch Brexit

Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: Reuters

Kế hoạch được Thủ tướng Anh Theresa May lên phương án chuẩn bị từ tháng 1/2017, bảy tháng sau khi Anh tiến hành bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 23/6/2016. Ngoài ra, Anh cũng công bố về sự hỗ trợ từ công ty toàn cầu về chăm sóc sức khỏe MSD (Mỹ), khi MSD cam kết mở thêm mở một cơ sở nghiên cứu khoa học đời sống hiện đại ở London vào năm 2020, tập trung vào khám phá khoa học sớm và đổi mới kinh doanh...

Theo đó, khoa học đời sống, xây dựng, trí tuệ nhân tạo và ngành công nghiệp ô tô là bốn lĩnh vực chính được nước này tập trung đầu tư phát triển khi Brexit xảy ra.

Mặc dù sản lượng của Anh chưa thực sự tốt, làm ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước, nhưng Bộ trưởng Kinh doanh Greg Clark nhấn mạnh mọi chiến lược nghiêm túc nào cũng cần tập trung giải quyết các yếu điểm còn tồn tại trong nước, để tăng cường sức mạnh và phát triển toàn vẹn và khẳng định chiến lược công nghiệp mới làm được điều này.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu

TIN MỚI

Return to top