ClockThứ Sáu, 16/11/2018 06:30

ASEAN có triển vọng đầy hứa hẹn, nhưng vẫn còn thách thức

TTH.VN - Triển vọng tổng thể của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là “đầy hứa hẹn” và nhóm 10 quốc gia thành viên có thể cùng nhau trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới đến năm 2030, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long ngày 15/11 nhận định.

Singapore sử dụng robot kiểm soát an ninh tại hội nghị ASEANASEAN cam kết tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới vào năm 2019Hàn Quốc cam kết phát triển thịnh vượng cùng ASEANNhiều kỳ vọng ở Thượng đỉnh ASEANThị trường ASEAN nên cởi mở và hội nhập hơn nữa

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu tại một cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 33 ngày 15/11. Ảnh: Hanidah Amin

Tuy nhiên, có một số thách thức mà khối khu vực phải đối mặt, ông nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo sau lễ bế mạc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 33 tại Singapore.

Trong đó, ông Lý Hiển Long lưu ý, có những vấn đề phi truyền thống, xuyên quốc gia như công nghệ kỹ thuật số và biến đổi khí hậu, và những vấn đề này đòi hỏi “sự hợp tác chặt chẽ hơn”.

Khi được hỏi về kỳ vọng đối với ASEAN trong vòng một thập kỷ, ông Lý Hiển Long vạch ra 3 mục tiêu: Đẩy mạnh sự hội nhập kinh tế hiện tại, tăng cường ASEAN trung lập và thống nhất, cũng như trang bị cho người dân ASEAN các kỹ năng cần thiết cho những công việc mới trong nền kinh tế kỹ thuật số.

3 mục tiêu cho ASEAN trong tương lai

Về mục tiêu đầu tiên, Thủ tướng Singapore cho rằng, trong bối cảnh tầng lớp trung lưu trong khu vực tăng trưởng nhanh chóng, cần phải mở rộng thương mại nội khối ASEAN một cách đáng kể, đồng thời giảm các rào cản thương mại một cách toàn diện.

Bên cạnh đó, "các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ" đối với khả năng kết nối và năng suất sản xuất cũng cần được thực hiện khẩn trương trong 10 năm tới ở nhiều quốc gia ASEAN, ông Lý Hiển Long nói thêm; và khẳng định rằng, hội nhập kinh tế sẽ giúp điều đó xảy ra.

Về việc tăng cường tính trung lập và sự thống nhất của ASEAN, nhà lãnh đạo Singapore cho rằng, điều này sẽ cho phép khối tiếp tục tham gia vào một “hệ thống dựa trên quy tắc, mở cửa và toàn diện”, với tất cả các đối tác chiến lược và kinh tế lớn, và trên cơ sở các kết quả đôi bên cùng có lợi.

"Nói cách khác, trong vòng 10 năm tới, ASEAN sẽ trở nên gắn kết và thống nhất hơn, do đó có thể ở vị trí trung tâm và đóng vai trò này một cách có hiệu quả”, theo ông Lý Hiển Long.

Thứ ba là nhu cầu để nắm lấy và tận dụng lợi thế của cuộc cách mạng kỹ thuật số, nhằm đảm bảo khả năng tương tác của các hệ thống kỹ thuật số, như tiền mặt điện tử hoặc các hệ thống Chính phủ trong ASEAN.

Lê Thảo (Lược dịch từ CNA)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top