ClockThứ Hai, 28/01/2019 20:25

ASEAN sẽ là thị trường tiêu thụ năng lượng lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030

TTH - Theo bài viết được đăng tải trên trang Oil Price, Đông Nam Á dự kiến sẽ chứng kiến sự tăng trưởng lớn về nhu cầu năng lượng trong 20 năm tới, giữa bối cảnh khu vực vẫn đang tiếp tục đô thị hóa với tốc độ chóng mặt. Những thay đổi về nhân khẩu học sẽ tạo ra 100-150 triệu người tiêu dùng mới ở tầng lớp trung lưu trong khu vực, đáng chú ý có thể kể đến Việt Nam, Philippines và Indonesia, những quốc gia có các đô thị lớn và dân số đông.

ASEAN nhất trí thúc đẩy thương lượng COC hiệu lực, hiệu quảASEAN tập trung thảo luận chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

ASEAN đặt mục tiêu nâng công suất năng lượng tái tạo lên 23% vào năm 2025. Ảnh: ABCNews

Ước tính, nhu cầu năng lượng của ASEAN sẽ tăng thêm 2/3 vào năm 2040,  từ đó đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn và cơ sở hạ tầng phù hợp trong các lĩnh vực sản xuất và truyền tải năng lượng. Nhu cầu gia tăng đặt ra câu hỏi rằng liệu Đông Nam Á sẽ dựa nhiều hơn vào than và carbon hay hướng đến các nguồn tài nguyên bền vững hơn như năng lượng tái tạo và khí đốt tự nhiên?

Theo các chuyên gia, đến năm 2030, khu vực ASEAN được sự đoán sẽ trở thành thị trường tiêu thụ năng lượng lớn thứ 4 thế giới. Công suất năng lượng được lắp đặt trong khu vực sẽ tăng hơn gấp đôi, từ 240 gigawatt lên 565 gigawatt, nghĩa là Đông Nam Á sẽ bổ sung một lượng công suất lớn hơn trong 20 năm tới so với công suất hiện tại của cả Nhật Bản. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính rằng, khu vực này cần 2,7 nghìn tỷ USD để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở Đông Nam Á về việc cung cấp, truyền tải và các giải pháp hiệu quả về năng lượng.

Hiện nay, ngành năng lượng Đông Nam Á chủ yếu phụ thuộc vào than đá. Theo kết quả từ báo cáo năm 2018 được công bố bởi CoalSwarm, một viện nghiên cứu có trụ sở tại San Francisco, Mỹ, các quốc gia ASEAN chiếm ¼ trong số 20 nhà đầu tư hàng đầu thế giới về năng lực than mới. Một nửa trong số các quốc gia ASEAN lọt vào top 20, bao gồm Việt Nam, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Campuchia.

Mặc dù than đá vẫn giữ vị trí chủ chốt, nhưng gần đây, khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) được xem là “ngôi sao đang lên” trong ASEAN. Trong khi nhiều quốc gia Đông Nam Á đã sản xuất và xuất khẩu LNG trong nhiều năm, xu hướng này chậm nhưng chắc chắn sẽ đảo ngược khi các nước dự trữ ngày càng nhiều tài nguyên cho việc sử dụng trong nước. Indonesia đang trên đường từ bỏ vai trò truyền thống là nhà xuất khẩu LNG để trở thành nhà nhập khẩu ròng vào năm 2022, Thái Lan đang xây dựng một trung tâm khí đốt tự nhiên ngoài khơi trong khu vực phát triển chung với Malaysia, trong khi Philippines cũng nỗ lực xây dựng Trung tâm LNG đầu tiên trị giá 2 tỷ USD tại vịnh Batangas.

Ngoài than và LNG, ASEAN cũng có một số mục tiêu to lớn khác nhằm kết hợp nhiều nguồn năng lượng tái tạo trong khu vực, với mục tiêu đầy tham vọng là đưa tổng công suất năng lượng tái tạo lên 23% vào năm 2025. Nhiều chuyên gia cho rằng mục tiêu này là rất khó khăn, vì các quốc gia đang phát triển ở ASEAN vẫn còn tụt hậu so với nhiều nước về các sáng kiến năng lượng thay thế. Tuy nhiên, ngay cả khi khu vực chỉ có thể đạt được một phần của mục tiêu, thì đó vẫn sẽ là một bước đi đúng hướng cho một khối tiêu thụ nhiều năng lượng như ASEAN

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Oil Price)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Thương mại đa kênh để mở rộng thị trường

Hiểu được quy luật "ở đâu có dòng người, ở đó có dòng tiền", các doanh nghiệp (DN) bán lẻ ngày càng khai thác tối đa nhiều kênh bán hàng khác nhau để tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường.

Thương mại đa kênh để mở rộng thị trường

TIN MỚI

Return to top