ClockThứ Ba, 30/10/2018 19:37

ASEAN thống nhất lộ trình đầu tư để phát triển ngành năng lượng của khu vực

TTH - Vừa qua, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thống nhất lộ trình đầu tư năng lượng để thu hút hơn nữa các nguồn đầu tư và xây dựng mô hình tài chính bền vững, đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của khu vực.

17 trường ASEAN lọt top 100 trường đại học hàng đầu châu Á năm 2019Chính thức khai mạc hội nghị thượng đỉnh RHT ASEAN 2018Liên hoan FinTech Singapore 2018 thu hút 12 tỷ USD vốn cho các doanh nghiệp ASEAN

Lãnh đạo các nước chụp ảnh tại hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 36. Ảnh: CNA

Tuyên bố đưa ra giữa lúc nhu cầu năng lượng của ASEAN được nhận định sẽ tăng gần 2/3 trong giai đoạn từ năm 2018 – 2040 khi dân số tăng và công nghiệp hóa phát triển nhanh chóng. Theo ước tính của các chuyên gia, khu vực sẽ cần ít nhất 2,7 nghìn tỷ USD đầu tư tích lũy để đáp ứng đủ cho nhu cầu năng lượng này.

Trong một tuyên bố chung được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 36 tổ chức ở Singapore, bộ trưởng các nước ASEAN nhấn mạnh “tầm quan trọng của đầu tư và tài chính bền vững để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc chuyển đổi cảnh quan năng lượng ASEAN”.

Theo lộ trình được phát triển bởi Singapore và Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), trong ba năm tới, các nước ASEAN sẽ tích cực phát triển khu vực tư nhân để chia sẻ kiến thức với các nhà hoạch định chính sách về mô hình kinh doanh mới nổi và hướng đến giảm rủi ro trong những dự án năng lượng sắp tới.

Theo Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sing, các nước thành viên ASEAN nên cải thiện việc sử dụng công cụ tài chính để đánh giá các rủi ro và cơ hội đầu tư, cùng lúc nỗ lực phát triển môi trường pháp lý thuận lợi để phân bổ kinh phí cho công nghệ năng lượng.

Là một phần của lộ trình, Singapore và IEA sẽ tổ chức chương trình đào tạo cấp khu vực về quản lý rủi ro cho cơ sở hạ tầng năng lượng vào năm 2019.

Vào ngày 30/10, ASEAN ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) với Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) để triển khai nhiều dự án năng lượng tái tạo hơn trong khu vực, đáp ứng các mục tiêu liên quan trong thập kỷ tới.

Biên bản ghi nhớ sẽ cho phép IRENA hỗ trợ phát triển và tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo trong khu vực, cũng như giúp ASEAN đáp ứng mục tiêu tăng mức độ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo lên thành 23% vào năm 2025.

Bộ trưởng Chan nhận định, MOU sẽ cho phép các nước thành viên ASEAN tìm ra phương án tốt nhất khi khu vực áp dụng sử dụng năng lượng tái tạo. Ngoài ra, IRENA cũng sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án quy hoạch năng lượng tái tạo, chính sách và công nghệ, cũng như thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại cấp cao để tiến hành trao đổi chuyên sâu về các vấn đề quan trọng của năng lượng tái tạo.

Tại hội nghị, ông Adnan Amin, Tổng giám đốc IRENA cho biết: “Đông Nam Á là khu vực có tiềm năng to lớn về năng lượng tái tạo. Nếu được khai thác tốt, năng lượng tái tạo cạnh tranh về chi phí không những hỗ trợ khu vực đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng tăng, mà còn thúc đẩy an ninh năng lượng và đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho hàng triệu người dân trong khu vực”.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

49 năm thống nhất đất nước: Có bạn Cuba trong tháng Tư khải hoàn

Ngày 30/4/1975, quân Giải phóng tiến vào Dinh độc lập, đặt dấu kết toàn thắng cho cuộc chiến đấu vì độc lập lập tự do, thống nhất đất nước của Việt Nam. Nhiều người bạn Cuba cũng sống trong những phút giây lịch sử ấy cùng dân tộc Việt Nam.

49 năm thống nhất đất nước Có bạn Cuba trong tháng Tư khải hoàn
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

TIN MỚI

Return to top