Các công nhân lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời. Ảnh: Image
Với 4 triệu hệ thống được thiết lập tính đến nay, nước này cũng đi đầu trong các quốc gia sử dụng bếp sạch và các công trình khí sinh học, và thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo, chiếm 1/5 điện năng tiêu thụ cuối cùng của thế giới. Sự tăng trưởng trong sử dụng năng lượng tái tạo này cũng giúp làm tăng số lượng việc làm ở Bangladesh.
"Tính đến năm 2016, hơn 6 triệu SHS và bộ dụng cụ đã được vận hành trên toàn thế giới, với 25 triệu người hưởng lợi từ đó. Bangladesh, thị trường SHS lớn nhất thế giới, hiện đã có hơn 4 triệu đơn vị được lắp đặt ", báo cáo tình trạng toàn cầu về "Năng lượng tái tạo năm 2017" chỉ rõ.
Báo cáo trên được Tổ chức nghiên cứu năng lượng của Paris (REN21) đưa ra với sự tài trợ của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ), Bộ Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức (BMWi), Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP) và Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB).
Báo cáo cũng ghi nhận kế hoạch tín dụng vi mô để giúp Bangladesh đã đạt được thành công khi đây trở thành thị trường SHS lớn nhất trên thế giới.
"Thị trường cho cả mạng lưới nhỏ và các hệ thống độc lập đều đang phát triển nhanh chóng. Bangladesh - với 4 triệu đơn vị được lắp đặt, có thị trường hệ thống năng lượng điện mặt trời gia dụng lớn nhất, chủ yếu sử dụng các kế hoạch tài chính vi mô", báo cáo cho biết.
Theo số liệu của Bộ Năng lượng và Điện năng Bangladesh, hiện nay, 2,86% tổng sản lượng điện được sản xuất trong nước là từ năng lượng tái tạo, kể cả năng lượng mặt trời.
Trong năm ngoái, khối lượng công suất điện tái tạo trên toàn thế giới đạt mức cao kỷ lục, do chi phí sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời giảm, khiến chúng trở nên cạnh tranh hơn so với nhiên liệu hóa thạch.
Báo cáo cũng cho biết, ngành năng lượng tái tạo đã sử dụng 9,8 triệu lao động trên toàn cầu trong năm 2016, tăng 1,1% so với năm 2015.
Tố Quyên (Lược dịch từ Thedailystar)