ClockThứ Sáu, 30/11/2018 06:32

Biến đổi khí hậu trở thành mối đe dọa sức khỏe toàn cầu lớn nhất thế kỷ 21

TTH.VN - Nhiệt độ gia tăng và thời tiết khắc nghiệt liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hiện tượng này trở thành "mối đe dọa sức khỏe toàn cầu lớn nhất của thế kỷ 21", khi có thêm hàng trăm triệu người phải hứng chịu trong 2 thập kỷ qua, tờ Devdiscourse ngày 29/11 dẫn lời các quan chức y tế cảnh báo.

Sau 3 năm ổn định, lượng khí thải toàn cầu tiếp tục tăng trong năm 2017Giải pháp táo bạo "bịt" Mặt trời ngăn thảm họa sắp xảy ra với Trái đấtVai trò của các nước giàu có trong tiến trình chống lại biến đổi khí hậuBiến đổi khí hậu có thể khiến Mỹ tổn thất hàng trăm tỷ USD/nămĐô thị hóa và ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu

Du khách hạ nhiệt tại đài phun nước trước kim tự tháp kính Louvre ở thủ đô Paris, Pháp trong một đợt sóng nhiệt xảy ra ở châu Âu trong năm nay. Ảnh: AFP

Trong một báo cáo do tạp chí y khoa The Lancet công bố, các nhà khoa học và chuyên gia y tế cho hay, tác động của biến đổi khí hậu, từ sóng nhiệt đến những cơn bão ngày càng tồi tệ, lũ lụt và hỏa hoạn đang ngày càng tăng mạnh và đe dọa gây quá tải cho các hệ thống y tế.

Ông Nick Watts, Giám đốc điều hành của The Lancet Countdown, một báo cáo thường niên theo dõi các mối liên hệ giữa sức khỏe cộng đồng và biến đổi khí hậu khẳng định: “Đó là điều thực sự làm tôi thức giấc mỗi đêm”.

Chẳng hạn như, bão và lũ không chỉ gây những tổn thương trực tiếp mà còn có thể đóng cửa các bệnh viện, thúc đẩy dịch bệnh bùng phát và gây ra những vấn đề về sức khỏe tâm thần kéo dài, khi người ta mất đi nhà cửa, ông Nick Watts nói thêm.

Trong một động thái liên quan, bà Kristie Ebi, giáo sư về sức khỏe toàn cầu tại Đại học Washington cho rằng, nhiều tác động sức khỏe liên quan đến biến đổi khí hậu thường xuyên xảy ra cùng một lúc.

Báo cáo do các bác sĩ, học giả và chuyên gia chính sách đến từ 27 tổ chức trên khắp thế giới thực hiện kêu gọi hành động nhanh chóng để hạn chế biến đổi khí hậu, đồng thời chuẩn bị các hệ thống y tế toàn cầu trước những thách thức đang phát triển.

"Khí hậu thay đổi nhanh chóng có tác động nghiêm trọng đối với mọi khía cạnh của cuộc sống con người, đặt dân số dễ bị tổn thương trước thời tiết khắc nghiệt, làm biến đổi các mẫu bệnh truyền nhiễm và ảnh hưởng đến an ninh lương thực, nước uống an toàn, cũng như không khí trong lành", báo cáo lưu ý.

Gồng mình trước sóng nhiệt

Cũng theo báo cáo nói trên, hiện có nhiều hơn 157 triệu người trên toàn thế giới hứng chịu sóng nhiệt hồi năm ngoái, so với năm 2000.

Thời tiết nóng hơn khiến 153 tỷ giờ lao động bị mất đi trong năm 2017, tăng 60% so với năm 2000, khi công nhân trong ngành xây dựng, nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác nghỉ việc, gây áp lực lên thu nhập gia đình.

Ở Ấn Độ, sức nóng làm cho số giờ làm việc giảm gần 7% trong năm 2017, ông Nick Watts cho hay. Trong khi đó, những quốc gia giàu có hơn cũng đang chứng kiến sự ảnh hưởng của sức nóng.

Điển hình là châu Âu và phía đông Địa Trung Hải, những khu vực dường như dễ bị tổn thương hơn so với khu vực châu Phi và Đông Nam Á.

Trong đó, Anh và xứ Wales xác nhận có nhiều hơn 700 người tử vong so với bình thường trong một đợt nóng kéo dài 15 ngày hồi tháng 6 và tháng 7 năm nay, ông Nick Watts nói thêm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến đổi khí hậu tác động đến nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, bao gồm không khí và nước sạch, thực phẩm và nơi ở. Ước tính trong giai đoạn 2030-2050, biến đổi khí hậu có thể gây ra thêm 250.000 ca tử vong mỗi năm do suy dinh dưỡng, tiêu chảy, sốt rét và căng thẳng do nhiệt.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & Devdiscourse)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai mạc tuần lễ du lịch chăm sóc sức khỏe năm 2024

Tối 22/11, Sở Du lịch tổ chức chương trình khai mạc “Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe (CSSK) - Wellness Tourism Weekend” năm 2024. Đây là sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông - “Mùa Đông xứ Huế” (diễn ra từ tháng 10 - 12) của Festival Huế 2024.

Khai mạc tuần lễ du lịch chăm sóc sức khỏe năm 2024
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

TIN MỚI

Return to top