ClockChủ Nhật, 28/10/2018 07:06

Đô thị hóa và ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu

TTH.VN - Khi một lượng lớn người chuyển vào thành phố sinh sống, lượng khí thải Carbon xả vào môi trường sẽ ngày càng tăng. Về lâu về dài, khí thải quá mức sẽ gây nên một lỗ hổng lớn về chất lượng môi trường.

Quỹ Khí hậu Xanh tài trợ hơn 1 tỷ USD cho 19 dự án mới ở các nước nghèoAnh cam kết chung tay cùng Việt Nam giảm thiệt hại của biến đổi khí hậuHội nghị Lúa gạo quốc tế tập trung vào thách thức đối với sản xuất lúa gạoCó thể sắp xảy ra một nạn đói trên quy mô toàn cầuĂn uống linh hoạt để ứng phó với biến đổi khí hậu

Đô thị hóa ảnh hưởng lớn đến biến đổi khí hậu. Ảnh: Wired

Xu hướng đô thị hóa đang ngày càng leo thang trên thế giới. Do đó, chính phủ các nước đang ngày càng chú trọng công tác đối phó với biến đổi khí hậu. Theo thông tin từ Chương trình Nhân cư Liên Hiệp quốc (UN Habitat), các thành phố đóng góp đến 70% lượng khí thải toàn cầu trong khi chỉ chiếm 2% diện tích đất trên toàn thế giới. Do đó, ảnh hưởng của đô thị hóa đối với biến đổi khí hậu trở nên rất nghiêm trọng. Các nhà nghiên cứu dự đoán nhiều khả năng tình trạng này sẽ ngày càng tồi tệ hơn trong tương lai.

UN Habitat ước tính, đến năm 2030 sẽ có khoảng 60% dân số thế giới sống trong các khu đô thị. Với thực trạng này, các thành phố, khu đô thị là một trong những nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu. Nhưng cùng lúc, đây cũng là nạn nhân chính của vấn đề này. Cụ thể con người phải đương đầu với kết quả tất yếu của biến đổi khí hậu như nước biển tăng và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các khu đô thị.

Có thể nói, biến đổi khí hậu là mối đe dọa cho toàn nhân loại. Vấn đề này rất đáng được lưu tâm, nhất là khi hậu quả để lại là rất lớn và việc chậm trễ trong công tác đối phó và khắc phục hậu quả có thể là sự kết thúc cho toàn nhân loại.

Nhằm giải quyết vấn nạn toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia về quy hoạch đô thị gợi ý các chính phủ xem xét các khuyến nghị sau: thu hút sự quan tâm của các bên liên quan và tiến hành nghiên cứu, đánh giá sâu hơn về tính dễ bị tổn thương, từ đó xác định khả năng thích ứng của từng thành phố; xác định vấn đề, biến chúng thành mục tiêu, biến vấn nạn về biến đổi khí hậu thành vấn đề được thảo luận, giải quyết trong kế hoạch phát triển đô thị. Thêm vào đó, chính phủ các nước cần ưu tiên các biện pháp thích nghi thông qua khung quy định rõ ràng, thích hợp với các chính sách hiện có; thành lập hệ thống giám sát và đánh giá để tính toán sự tiến bộ của công tác đối phó với biến đổi khí hậu, cân nhắc các hành động ảnh hưởng đến mục tiêu đã đặt ra.

Đan Lê (Lược dịch từ ANN news)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20

TIN MỚI

Return to top