Thứ Sáu, 23/11/2018 06:37
(GMT+7)
Biển nhựa ở Caribe – hồi chuông cảnh tỉnh cho thói quen nguy hại của con người
TTH.VN - Bằng chứng rõ ràng được ghi lại trong chuỗi ảnh của nhiếp ảnh gia Caroline Power chụp tại khu vực gần Roatan, một hòn đảo nằm ngoài khơi của Honduras là lời cảnh báo vô cùng nghiêm trọng về vấn nạn này.
Tần suất sử dụng nhựa trung bình của bạn hiện đang là bao nhiêu? Nếu so sánh với những cá nhân có mức sử dụng trung bình, câu trả lời của bạn có thể sẽ là “mỗi ngày”. Đúng vậy, các sản phẩm nhựa rất tiện, giácũng vô cùng phải chăng. Tuy nhiên, những vật liệu nhân tạo này đã và đang tàn phá hành tinh của chúng ta.
Bằng chứng rõ ràng được ghi lại trong chuỗi ảnh của nhiếp ảnh gia Caroline Power chụp tại khu vực gần Roatan, một hòn đảo nằm ngoài khơi của Honduras là lời cảnh báo vô cùng nghiêm trọng về vấn nạn này.
Trong một thời gian dài, đảo Roatan được mệnh danh là thiên đường du lịch ở vùng biển Caribe. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, thiên đường bình dị này gần như đã bị hủy hoại bởi “biển nhựa”. Thậm chí tại nhiều khu vực, một lượng lớn rác thải như vỏ chai nhựa, túi nilon... đã ngăn cản ánh sáng mặt trời chiếu xuống.
Theo nhiếp ảnh gia Caroline Power, vấn đề này không chỉ xảy ra tại đảo Roatan, mà tại mọi quốc gia trên thế giới, nhiều người vẫn có thói quen vứt bỏ những phế phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, bán đi hoặc tân trang lại để trở thành một vật dụng mới. Về lâu dài, biển nhựa sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Nhìn chung, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lệch cần được thay đổi. Những bức ảnh tái hiện thực trạng tàn khốc được nhiếp ảnh gia hi vọng sẽ là một hồi chuông cảnh báo giúp người tiêu dùng thức tỉnh và thay đổi thói quen của mình.
Dưới đây là chùm ảnh tái hiện hậu quả tàn khốc mà môi trường phải hứng chịu do thói quen nguy hại của con người:
Rác thải khiến ánh sáng mặt trời không thể xuyên qua làn nước
Những lớp rác thải dày đặc
Đan Lê (Lược dịch từ True Theory)