ClockThứ Tư, 02/05/2018 09:45

Biểu tình ngày Quốc tế Lao động tại Pháp hỗn loạn vì bạo lực

Cảnh sát Pháp đã bắt giữ hơn 200 người biểu tình có hành vi đập phá và đốt cháy các cửa hiệu tại thủ đô Paris trong ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Tổng thống Pháp quyết cải cách để giảm thất nghiệpQuốc hội Pháp chính thức thông qua Luật lao động gây tranh cãi

Một cửa hiệu đồ ăn nhanh McDonald và 1 cửa hàng bán xe ô tô bị đập phá, nhiều đồ đạc bị đốt cháy và cảnh sát trở thành mục tiêu bị tấn công… Đó là các diễn biến đáng chú ý nhất của cuộc biểu tình do các lực lượng công đoàn Pháp tổ chức nhân ngày Quốc tế Lao động tại thủ đô Paris trong chiều 1/5.

Một vụ biểu tình tại Pháp. Ảnh RFI

Cuộc biểu tình này đã trở nên hỗn loạn và bạo lực khi một nhóm vài trăm thành viên cực đoan mặc đồ đen và đeo mặt nạ kín mặt dẫn đầu đoàn biểu tình và chủ động tạo nên các vụ đập phá để khiêu khích lực lượng cảnh sát Pháp.

Lực lượng cảnh sát chống bạo động Pháp đã phải ra tay để trấn áp các phần tử cực đoan và bắt giữ ngay lập tức gần 200 người. Theo nhà chức trách Pháp, đã có khoảng 1.200 phần tử cực đoan của nhóm có tên gọi là “black blocs”, vốn thuộc các phe cực tả, tham gia vào cuộc biểu tình chiều 1/5 tại trung tâm thủ đô Paris. 

Vài năm gần đây, các phần tử này luôn trở thành đối tượng chính gây ra các vụ xung đột bạo lực và đập phá trong các cuộc biểu tình vốn có tính chất ôn hoà của các tổ chức công đoàn.  

Trong cuộc biểu tình chiều 1/5 tại thủ đô Paris, theo cảnh sát Pháp, có tổng cộng khoảng 20.000 người tham gia, dù con số mà các công đoàn đưa ra là 55.000 người. 

Những người này được kêu gọi xuống đường nhằm phản đối một loạt các cải cách gần đây của chính quyền Pháp như cải cách ngành đường sắt, cải cách giáo dục đại học hay phản đối cách giải quyết của chính phủ Pháp trong vụ giải toả đất để xây dựng sân bay ở thành phố Nantes.

Ngay sau khi các cuộc biểu tình bạo lực bùng nổ trong chiều 1/5 tại thủ đô Paris, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên án các hành động này và cho biết chính phủ Pháp sẽ làm tất cả để những kẻ phạm tội phải bị trừng phạt. Ông Macron hiện đang có chuyến công du đến Australia và Tân Đảo. 

Chuyến đi này của ông Macron bị nhiều tổ chức công đoàn và các đảng đối lập tại Pháp chỉ trích vì cho rằng ông Macron cố tình né tránh sức ép từ các cuộc biểu tình trong tuần này, là tuần kỷ niệm 1 năm ông Macron lên làm Tổng thống Pháp./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:
Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 7/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Orly, thủ đô Paris lên đường về nước kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3/10 -7/10/20024, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp
Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Nhiều dư địa làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Pháp

Nhân chuyến tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới CH Pháp trong các ngày 4 - 7/10/2024, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Đại sứ Đinh Toàn Thắng Nhiều dư địa làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Pháp
Return to top