ClockThứ Hai, 17/06/2019 20:48

Bùng nổ dòng khách du lịch Đông Nam Á đến Nhật Bản

TTH - Trong bối cảnh du lịch Nhật Bản bùng nổ, số lượng du khách Đông Nam Á đến quốc gia này cũng đang chứng kiến mức tăng đáng ngạc nhiên.

Đức - Điểm đến hàng đầu của du khách Đông Nam Á ở châu ÂuDu lịch là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở ASEANSiem Reap là điểm đến du lịch hàng đầu ở Đông Nam Á

Ngày càng có nhiều du khách Đông Nam Á chọn Nhật Bản làm điểm đến du lịch. Ảnh: Asian Nikkei News

Lượng khách du lịch tăng cao

Vào năm 2018, Thái Lan là quốc gia có lượng khách chọn Nhật Bản làm điểm đến du lịch cao nhất, đạt 1 triệu người. Cùng lúc, dòng khách Việt Nam và Philippines cũng đến quốc gia này rất đông.

Một thông tin tốt với chính phủ Nhật Bản là hầu hết khách du lịch đều rất ưa chuộng mua sắm tại các cửa hàng ở đây. Thậm chí, rất nhiều du khách không ngại bỏ ra một khoản tiền lớn để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu mua sắm khi đi du lịch của mình.

Trong những năm tới đây, các quốc gia Đông Nam Á sẽ đạt đến một mức độ phát triển kinh tế ổn định nhất định. Điều này sẽ tạo nên cơ hội thúc đẩy người dân khu vực cải thiện khả năng kinh tế, từ đó dễ dàng đưa ra quyết định du lịch và bắt đầu xu hướng du lịch bùng nổ. Khi ngày càng có nhiều du khách thực hiện hành trình khám phá đến xứ sở mặt trời mọc, họ sẽ góp phần giúp Nhật Bản đạt được mục tiêu thúc đẩy tăng số lượng du khách quốc tế chạm mốc 60 triệu người vào năm 2030.

Theo thống kê của Tổ chức du lịch Nhật Bản, trong khi khách du lịch đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Hongkong chiếm 73% tổng lượng khách quốc tế đến quốc gia này, dòng khách Đông Nam Á đến đây cũng tăng rất mạnh từ năm 2018 với khoảng 26% du khách Việt và 19% du khách Philippines.

Trong thập kỷ tới, với kỳ vọng Indonesia sẽ đạt mức GDP bình quân đầu người khoảng 5.000 USD vào năm 2022, Philippines chạm mốc 4.696 USD vào năm 2024 và Việt Nam tăng từ 2.551 USD trong năm 2018 lên thành 3.931 USD vào năm 2024, nhiều khả năng số lượng khách thực hiện các chuyến du lịch sẽ tăng cao hơn. Vì vậy, giới chuyên gia dự đoán trong những năm 2020, các sân bay trong khu vực và các hãng hàng không giá rẻ sẽ bận rộn hơn gấp 3 lần để phục vụ hành khách đến Nhật Bản. 

Tiếp cận dòng khách có nhu cầu mua sắm cao

Trước nhu cầu mua sắm cao, chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm 2019, du khách Việt Nam đã chi trung bình 54.000 Yen (498 USD)/người cho các cửa hàng ở Nhật Bản, chỉ sau Trung Quốc với mức chi tiêu khoảng 100.000 Yen/người.

Một điểm trái ngược đáng ngạc nhiên là mặc dù thu nhập cao hơn, song trung bình mỗi du khách châu Âu và Mỹ đến Nhật chỉ chi khoảng 20.000 USD/người cho mua sắm.

Trong tương lai, Nhật Bản dự kiến sẽ ngày càng thu hút nhiều hơn dòng khách du lịch châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Trong đó, các nhà bán lẻ là có tiềm năng nhất. Để tận dụng tối đa, Reina Kanai – thành viên thuộc công ty nghiên cứu Aun Consulting có trụ sở tại Tokyo khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản nên tăng cường kết nối với du khách quốc tế thông qua các nền tảng mua sắm online, do người dân Đông Nam Á đặc biệt ưa thích và dành rất nhiều thời gian để truy cập dịch vụ mạng xã hội.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Asian Nikkei News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia

Ghi nhận khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, du khách Ấn Độ đang có nhu cầu du lịch ngày càng cao. Điều này thể hiện rõ khi nhiều người rất háo hức trải nghiệm du thuyền Disney Adventure của Disney Cruise Line, lần đầu tiên có mặt tại châu Á tại Singapore và mong muốn tàu khởi hành sớm hơn so với dự kiến vào tháng 12/2025. Thậm chí, một số gia đình đã lên kế hoạch du lịch đến những nước châu Á khác như Nhật Bản trong thời gian chờ đợi tàu khởi hành.

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top