ClockThứ Ba, 17/04/2018 14:31

Các Ngoại trưởng EU lên án gay gắt Nga và Syria

EU nhấn mạnh một giải pháp chính trị dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc vẫn là con đường duy nhất để đạt được hoà bình lâu dài tại Syria.

Mục tiêu của Nga là “ủng hộ chính quyền hợp pháp ở Syria”Hòa đàm Syria tại Astana được đánh giá là “thành công”Assad có phải là nguyên nhân làm gián đoạn hòa đàm Syria?Iran: Ngoại giao là giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng Syria

Ngoại trưởng 28 nước thành viên EU đã nhóm họp vào ngày 16/4 tại Luxembourg để giải quyết vấn đề quan hệ căng thẳng gia tăng với Nga và thảo luận cách thức phục hồi lại tiến trình hoà bình chính trị tại Syria sau các cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu gần đây vào các cơ sở vũ khí hoá học bị tình nghi tại Syria.

 Quang cảnh của cuộc họp. Ảnh: DW.
Mặc dù các nước thành viên EU có những quan điểm khác nhau về việc tìm giải pháp đối với vấn đề Syria sau các cuộc không kích của Mỹ, Anh và Pháp và những cáo buộc các lực lượng của chính phủ Bashar Assad sử dụng khí độc hoá học nhằm vào thường dân tại Douma vào ngày 7/4, song các Ngoại trưởng EU đã nhất trí ủng hộ “tất cả những nỗ lực nhằm ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hoá học”.

Tuyên bố của EU: Chính quyền Assad chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công hoá học

Theo tuyên bố cuộc họp các ngoại trưởng EU ngày 16/4, chính phủ của Tổng thống Bashar Assad phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công bằng khí độc vào ngày 7/4. Tuyên bố có đoạn: “Chúng tôi lên án mạnh mẽ hành việc sử dụng vũ khí hoá học liên tiếp và nhiều lần của chính quyền Syria, trong đó có cuộc tấn công gần đây nhất ở Douma”.

Tuyên bố này còn cho thấy ít có khả năng EU sẽ mở rộng hành động quân sự hơn nữa với khẳng định EU thấu hiểu các cuộc không kích có mục tiêu của liên quân “là những biện pháp cụ thể được tiến hành nhằm mục tiêu duy nhất là ngăn chặn hành động sử dụng vũ khí hoá học và các chất hoá học làm vũ khí của chính quyền Syria để giết chết chính người dân của mình”.

Tuyên bố còn đưa ra những lời chỉ trích gay gắt đối với Nga: “EU lấy làm tiếc về cuộc tấn công của chính quyền Syria có sự hỗ trợ của Nga đã dẫn tới sự tàn phá ở khu vực miền Đông Ghouta và kêu gọi chấm dứt ngay các cuộc tấn công này.” Bên cạnh đó, EU kêu gọi các đồng minh khác của chính quyền Assad là Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, những nước đã điều quân tới miền Đông Syria vào đầu năm nay, kiềm chế và tiến tới ngừng bắn.

Kết luận của EU nhấn mạnh rằng một giải pháp chính trị dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc vẫn là con đường duy nhất để đạt được hoà bình lâu dài tại Syria. Trước cuộc họp này, nhiều nước EU đề xuất khởi động các cuộc đàm phán thay thế trước thế bế tắc của các cuộc đàm phán về vấn đề hoà bình cho Syria của Liên Hợp Quốc.

Khác với Mỹ, EU tuyên bố sẽ không áp dụng bất kỳ lệnh trừng phạt nào hơn nữa đối với các quan chức Syria có liên quan đến việc phát triển vũ khí hoá học vào thời điểm này. Tuy nhiên, EU “sẵn sàng cân nhắc áp dụng các các biện pháp mạnh hơn trong tương lai”.

Các kết luận này sẽ đóng vai trò nền tảng cho hội nghị sẽ diễn ra hai ngày vào tuần tới tại thủ đô Brussels (Bỉ) do EU và Liên Hợp Quốc về tương lai Syria và khu vực.

Đồng nhất với khẳng định trước đó của bà Mogherini

Tuyên bố chung mới  được đưa ra của EU cho thấy sự đoàn kết mà các nước thành viên EU có thể đạt được khi nhóm họp sau khi từng nước thành viên đưa ra các lập trường khác nhau.

Các kết luận này phù hợp với những ý kiến mà Cao uỷ phụ trách về chính sách đối ngoại EU, Federica Mogherini, đưa ra trước đó. Sau các cuộc không kích phản ứng của liên quân Mỹ, Anh Pháp, bà Federica cho biết EU ủng hộ tất cả những nỗ lực nhằm ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hoá học mặc dù bà không nói rõ về việc ủng hộ hành động tấn công này hay không. Đại diện ngoại giao cấp cao của EU đã khẳng định một giải pháp chính trị do Liên Hợp Quốc dẫn đầu vẫn là con đường duy nhất để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài bảy năm ròng rã tại Syria.

Đức: Ủng hộ song không tham gia các hành động quân sự

Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel ủng hộ các cuộc không kích của Mỹ, Anh, Pháp và cho rằng là “cần thiết và phù hợp” song bác bỏ khả năng Đức tham gia can thiệp quân sự tại Syria.

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas khẳng định một giải pháp ngoại giao vẫn là sự lựa chọn duy nhất cho nền hoà bình lâu dài tại Syria. Tuy nhiên, vào cuối tuần qua ông Maas cho hay cần có “một phương thức khác” để phá vỡ sự bế tắc trong các cuộc đàm phán về Syria do Liên Hợp Quốc dẫn đầu.

Khi đến Luxembourg vào ngày 16/4, ông Maas đã phát biểu rằng “dù muốn hay không thì thiếu vắng Nga, Anh sẽ không thể giải quyết cuộc xung đột này”.

Các ngoại trưởng EU đã thảo luận các biện pháp để thúc ép chính phủ Nga hợp tác, đưa chính quyền của Tổng thống Assad ngồi vào bàn đàm phán và kết luận của EU cho thấy EU “kêu gọi các nước đồng minh của chính quyền Syria” phát huy tầm ảnh hưởng của mình đối với chính quyền Assad.

Song ông Maas cho rằng Tổng thống Assad không thể tham gia các cuộc đàm phán này.

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho biết Anh tham gia vào cuộc không kích tại Syria gần đây là nhằm chặn đứng việc sử dụng vũ khí hoá học của chính quyền Assad và Anh chưa có kế hoạch tham gia các cuộc không kích tiếp theo trong tương lai. Khi đến tham dự cuộc họp ngoại trưởng EU, ông Boris Johnson phát biểu rằng: “Điều rất quan trọng cần khẳng định rằng các cuộc cuộc không kích này không nhằm thay đổi chiều hướng của cuộc chiến tại Syria hay làm thay đổi một chính quyền”.

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn trước đó với đài BBC, ông Johnson cho hay “nếu chúng ta nói giới hạn hành động của mình vào các vũ khí hoá học... thì dĩ nhiên kế tiếp là phần còn lại của cuộc chiến tranh tại Syria cần phải diễn ra như điều tất lẽ”.

Pháp: Đang dẫn đầu 'cuộc chơi'?

Cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Ngoại trưởng Pháp, Jean-Yves Le Drian, tuyên bố rằng EU cần thuyết phục Nga hợp tác với EU để tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột tại Syria.

Khi có mặt tại Luxembourg, ông Drian cho hay EU “thống nhất ở thời điểm rất nghiêm trọng” vì muốn “đẩy lui và ngăn chặn bất kỳ hình thức sử dụng vũ khí hạt nhân nào.”

Pháp ở vị trí là nước tham gia chính trong cuộc xung đột tại Syria. Ông Macron cho biết ông đã thuyết phục Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục can thiệp vào Syria trong thời hạn dài.

Hà Lan: Liên Hợp Quốc là con đường duy nhất

Ngoại trưởng Hà Lan Stef Blok không nhất trí với đề xuất của Ngoại trưởng Đức Maas về một phương án thay thế cho các cuộc đàm phán Geneva. Ông nói: “Chúng ta cần tiếp tục theo đuổi một giải pháp thông qua Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đó là con đường tiến lên duy nhất”.

Áo: Họp bàn với Nga

Trước cuộc họp ngày 16/4, Ngoại trưởng Áo Karin Kneissle cho hay Áo sẵn sàng đăng cai tổ chức các cuộc đàm phán hoà bình cho Syria do Liên Hợp Quốc dẫn đầu. Tuy nhiên, bà cũng cho biết các cuộc đàm phán song phương di động có thể được tổ chức tại nhiều thành phố như Moscow và thủ đô các nước phương Tây mặc dù các cuộc thảo luận này còn cần phải được uỷ thác.

Bà Kneissl cho hay bà có thể sẽ gặp người đồng cấp Nga Sergey Lavrov ở Moscow vào ngày thứ 5 (19/4) để tìm hiểu thêm về lập trường ngoai giao của Nga về vấn đề Syria.

Hy Lạp: Chấm dứt cuộc chiến Syria để người tị nạn có thể hồi hương

Đất nước nằm trên bờ biển Địa Trung hải này đang phải vật lộn với vấn đề làn sóng người tị nạn chạy trốn bạo lực ở Syria. Mặc dù Bộ Ngoại giao Hy Lạp không công khai lên tiếng ủng hộ của liên quân Mỹ, Anh, Pháp tại Syria vừa qua, song tuyên bố sau cuộc không kích này là “Hy Lạp cực lực lên án việc sử dụng vũ khí hoá học và ủng hộ những nỗ lực chấm dứt tình trạng này.” Bộ Ngoại giao Hy Lạp còn cho biết một giải pháp chính trị bền vững là cần thiết để “chấm dứt cuộc chiến tranh tại Syria... và cho phép hàng triệu người tị nạn hồi hương”.

Các kết luận của cuộc họp ngoại trưởng còn cho thấy EU khẳng định cam kết hỗ trợ các nước láng giềng Syria đã tiếp nhận người tị nạn từ đất nước chiến tranh này

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine

Khi phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) sắp kết thúc vào tuần trước, Trung Quốc và Brazil đã tổ chức một cuộc họp bên lề với sự tham dự của 17 thành viên. Mục đích của cuộc họp kín ngày 27/9 là tập hợp sự ủng hộ cho kế hoạch hòa bình về xung đột Ukraine.

Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine
Nga dựng tượng vinh danh các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 12/8 tại công viên “Yêu nước” (Patriot) ở ngoại ô thủ đô Moskva, gần Nhà thờ chính Các Lực lượng Vũ trang LB Nga, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tham dự Lễ khánh thành tượng đài tưởng niệm các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam tham gia chiến đấu bảo vệ thủ đô Moskva trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941-1945).

Nga dựng tượng vinh danh các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam
Return to top