ClockChủ Nhật, 04/08/2019 20:01

Các nước đạt tiến bộ sau vòng đàm phán mới về Hiệp định RCEP

TTH - Vừa qua đã diễn ra vòng đàm phán mới cấp Bộ trưởng về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa 10 nước thành viên ASEAN và 6 nước đối tác tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Tại đây, các lãnh đạo đã đạt được tiến bộ vừa phải và đặt ra khả năng có thể thỏa thuận sẽ hoàn tất vào cuối năm nay.

Phái đoàn ASEAN đến Ấn Độ thảo luận về RCEPThỏa thuận RCEP sẽ được ký kết trong năm tới

Lãnh đạo các nước tham gia vòng đàm phán mới cấp Bộ trưởng về Hiệp định RCEP tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Ảnh: CNA

Trong bối cảnh khẩn cấp do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng diễn biến phức tạp, quan chức 16 quốc gia đã đàm phán thành công các phụ lục về dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính và dịch vụ chuyên môn.

Nếu thỏa thuận được ký kết, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao phủ gần ½ dân số thế giới và chiếm 1/3 tổng GDP toàn cầu. Kết thúc buổi hội đàm mới nhất, số lượng chương được thống nhất vẫn duy trì ở mức 7/18.

Trong một tuyên bố chung, các bộ trưởng cho biết một số chương hoặc phụ lục sắp hoàn thành, đồng thời bày tỏ sự hài lòng rằng “hơn 2/3 các cuộc đàm phán tiếp cận thị trường đã đạt kết quả thỏa đáng”.

Với tình hình này, các bộ trưởng kêu gọi các nước “tìm ra cách tiếp cận thực tế và hướng đến giải pháp thu hẹp những vấn đề còn tồn đọng”.

Trước sự không chắc chắn đang gia tăng ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu, cần đưa ra một hiệp định RCEP hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi trong năm 2019, lãnh đạo 16 nước nhấn mạnh.

Mới đây, 16 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã kết thúc phiên đàm phán thứ 27 (diễn ra từ ngày 22/7 – 31/7) tại thành phố Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), trong đó các đại biểu thảo luận về nhiều vấn đề như đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, thương mại hàng hóa – dịch vụ và pháp lý thể chế.

Trước khi phiên hội đàm bắt đầu, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa nhận định, thỏa thuận đã hoàn thiện được 80%, song vẫn còn một số vướng mắc liên quan đến giảm thuế và tiếp cận thị trường.

Được biết, tiến trình đàm phán về hiệp định thương mại này đã bắt đầu từ năm 2013, song tiến bộ còn khá chậm. Trở ngại lớn cho tiến trình mà các quan chức đều thừa nhận là 16 quốc gia đều đang trong giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, mức độ tin tưởng, tiêu chuẩn đưa ra cũng hoàn toàn khác nhau.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Straitstimes News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên kết chuỗi dựa trên tiến bộ khoa học công nghệ

Xây dựng mô hình liên kết giữa bốn nhà “Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông” trong bốn khâu “Nghiên cứu - Phát triển - Sản xuất - Thị trường” là mắt xích quan trọng để phát triển các ngành nghề, lĩnh vực; trong đó, có ngành công nghiệp dược liệu.

Liên kết chuỗi dựa trên tiến bộ khoa học công nghệ
Hiệp định RCEP phát huy vai trò thúc đẩy phát triển ở Đông Nam Á

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang được xem là “trung tâm” của nền kinh tế năng động ở châu Á và châu Đại Dương. Được bao quanh bởi các cường quốc công nghiệp Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, ASEAN đã và đang đóng một vai trò then chốt trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực. Với sự hỗ trợ của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), các nước này đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Đông Nam Á thông qua thương mại, đầu tư, đổi mới công nghệ và hội nhập chuỗi cung ứng.

Hiệp định RCEP phát huy vai trò thúc đẩy phát triển ở Đông Nam Á
Return to top