ClockThứ Tư, 29/08/2018 09:50

Canada nối lại đàm phán NAFTA

Một số quan chức Mỹ tỏ ra lạc quan rằng các bên có thể sẽ thống nhất về một NAFTA sửa đổi vào tuần tới.

Mỹ và Mexico đạt thỏa thuận thương mại hướng tới thay thế NAFTAĐàm phán sửa đổi NAFTA chưa đạt được kết quả cuối cùngCanada và Mexico sẽ được miễn trừ thuế nhôm thépMỹ, Canada, Mexico đạt tiến triển trong tài đàm phán NAFTA

Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland ngày 28/8 (giờ địa phương) sẽ tới thủ đô Washington để nối lại đàm phán Hiệp định thương mại tự do bắc Mỹ với Mỹ và Mexico.

Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland (giữa), Ngoại trưởng Mexico Luis Videgaray (trái) và Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo trong cuộc họp báo sau cuộc gặp tại Mexico City ngày 25/7. Ảnh: EFE/TTXVN.

Phát ngôn viên của Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland cho biết Canada sẽ sẽ chỉ ký một thỏa thuận mới nếu có lợi cho nước này. Canada nối lại đàm phán NAFTA với Mỹ và Mexico sau nhiều tuần bế tắc và mới đây nhất Mỹ và Mexico đã thống nhất về một loạt các mâu thuẫn để đạt được một thỏa thuận thương mại song phương. 

Việc Canada nối lại đàm phán với Mỹ và Mexico cho thấy nước này vẫn muốn tiếp tục là thành viên của NAFTA mặc dù sẽ phải chịu nhiều sức ép từ Mỹ liên quan tới ngành công nghiệp ô tô cũng như các quy định giải quyết tranh chấp. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảnh báo sẽ chỉ thực hiện thỏa thuận thương mại với Mexico và đánh thuế đối với xe ô tô sản xuất ở Canada nếu nước này không thống nhất được với các sửa đổi của hiệp định NAFTA. 

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Stephen Mnuchin ngày 28/08 lạc quan rằng Mỹ có thể đạt được một thỏa thuận với Canada trong tuần này. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mexico Luis Videgaray cho biết các bên sẽ thảo luận về một thỏa thuận 3 bên và sẽ dành nhiều thời gian đàm phán với Canada. 

Nếu các cuộc đàm phán với Canada không kết thúc vào cuối tuần này, tổng thống Donald Trump sẽ thông báo quốc hội Mỹ về thỏa thuận đã đạt được với Mexico. Nếu quốc hội Mỹ thông qua, tổng thống Trump sẽ có 90 ngày để ký thỏa thuận này.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

TIN MỚI

Return to top