ClockThứ Sáu, 06/07/2018 21:02

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng đến các nước châu Á

TTH - Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang ngày càng gia tăng, giới chuyên gia cảnh báo các nền kinh tế châu Á bao gồm Đài Loan, Hàn Quốc và các nước ASEAN có thể phải chịu những ảnh hưởng nặng nề.

Chiến tranh thương mại đe dọa đẩy thế giới vào tình trạng hỗn loạnCăng thẳng Mỹ-EU gia tăng trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO

Các nước châu Á có thể sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề do căng thẳng thương mại Mỹ -Trung. Ảnh: The Star Online

Cụ thể, tăng trưởng kinh tế của Singapore dự kiến sẽ giảm 0,8%, cùng lúc số liệu biểu thị của Đài Loan và Malaysia cũng sẽ ghi nhận mức giảm 0,6% xuống còn 2,8%/năm và 5%/năm. Ngoài ra, thị trường kinh tế Hàn Quốc cũng chung số phận, với mức tăng trưởng trong năm 2018 sẽ thấp hơn 0,4% so với mức dự kiến 2,9% đã được lập ra vào cuối năm 2017.

Cũng theo chuyên gia kinh tế trưởng Gareth Leather, hiện nhiều nước châu Á đang triển khai xuất khẩu các sản phẩm trung gian như chíp bán dẫn, màn hình... Cơ chế sản xuất được thực hiện khi các linh kiện sẽ chuyển đến lắp ghép tại Trung Quốc, trước khi xuất khẩu sản phẩm cuối cùng sang Mỹ. Trong trường hợp mức thuế cao bị áp đặt lên các sản phẩm này, có thể sản lượng xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ trong thời gian tới sẽ giảm mạnh, cùng lúc gây nên áp lực nặng nền cho các quốc gia châu Á trong chuỗi cung ứng liên quan.

Mặc dù các chuyên gia cho rằng rất khó để xác định chính xác những tác động của căng thẳng thương mại Mỹ -Trung đối với các nền kinh tế châu Á, song chính phủ các nước vẫn cần lên kế hoạch tổng thể để giảm thiểu tối đa các rủi ro và xây dựng đường lối phát triển ổn định hơn trong tương lai.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNCB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top