ClockThứ Ba, 27/08/2019 21:09

Chắp đôi cánh xanh cho ngành hàng không châu Á phát triển bền vững

TTH - Thông tin mới trên trang Eco Business cho hay, châu Á sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không toàn cầu trong vòng 20 năm tới, trong đó chú trọng mở rộng vai trò của khu vực trong việc đảm bảo ngành công nghiệp này sẽ ít tác động tới môi trường.

Hàng không châu Á đối mặt sự thiếu hụt phi công nghiêm trọngCục Hàng không Việt Nam cấm mang máy tính Macbook Pro 15 inch lên máy bay

Trong 20 năm tới, dự kiến hơn 1/2 lượng khách chọn dịch vụ bay sẽ đến từ khu vực châu Á. Ảnh: Eco Business

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế thông tin, trong vòng 20 năm tới, dự kiến hơn 1/2 lượng khách trải nghiệm dịch vụ bay sẽ đến từ khu vực châu Á, với Trung Quốc có thể sẽ vượt qua Mỹ và trở thành thị trường hàng không lớn nhất thế giới. Đồng thời, Ấn Độ và Malaysia cũng có thể sẽ lọt Top 5 thị trường hàng không lớn nhất.

Để đáp ứng với nhu cầu ngày càng gia tăng, các quốc gia trên khắp khu vực châu Á đã và đang xây dựng thêm rất nhiều sân bay mới. Cụ thể cho đến năm 2035, Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi số lượng từ 235 lên thành 450 sân bay, trong khi Ấn Độ cũng lên kế hoạch xây mới thêm khoảng 100 sân bay trong cùng thời kỳ. Singapore, Indonesia, Thái Lan và Hàn Quốc cũng đang tiến hành hoặc lên kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD để mở rộng sức chứa của các sân bay.

Với vấn đề môi trường là ưu tiên quan tâm chính, Tổng Thư ký Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) Fang Liu nhấn mạnh: Điều quan trọng là sự phát triển của năng lực vận tải hàng không trong tương lai sẽ được quản lý bởi các sân bay được xây dựng, hoặc hiện đại hóa trên cơ sở chính sách và khả năng bảo vệ môi trường hiệu quả nhất.

Như vậy, mỗi dự án cơ sở hạ tầng sân bay mới sẽ là một cơ hội để hướng đến giảm thiểu tác động đối với môi trường và giảm tác động của biến đổi khí hậu đối với cơ sở hạ tầng và các hoạt động liên quan.

Một số hành động thiết thực có thể kể đến là khi Malaysia bổ sung xây mới thêm 1 nhà ga cho sân bay quốc tế Kuala Lumpur, các tòa nhà đã được thiết kế tối đa hóa việc sử dụng ánh sáng mặt trời để chiếu sáng và áp dụng lưu trữ nước mưa, hỗ trợ cung cấp 9% nhu cầu nước của sân bay. Hay sân bay quốc tế Bắc Kinh (Trung Quốc) cũng đưa vào sử dụng hệ thống điều khiển tòa nhà thông minh KNX để tối ưu hóa hoạt động chiếu sáng. Đơn cử, sân bay xây dựng tường kính và giếng trời. Hệ thống cảm biến ánh sáng gắn trên mặt ngoài của sân bay sẽ kết nối với hệ thống chung, cho phép cắt giảm sử dụng điện nhân tạo khi có đủ ánh sáng tự nhiên ban ngày. Cảm biến điện trong phòng vệ sinh cũng tự động ngắt khi không có nhu cầu sử dụng...

Trước xu hướng xanh trong tương lai, Wai Tai Yeap – người đứng đầu tập đoàn điện và tự động hóa ABB ở Singapore lưu ý rằng, các sân bay có thể làm nhiều hơn thế nữa để phát triển bền vững trong tương lai. Cụ thể, tích hợp sử dụng các phương tiện hoạt động bằng điện để chuyên chở hành khách và hàng hóa quanh sân bay có thể đóng góp một phần trong việc giảm khí thải ra môi trường... Bằng cách tích hợp những biện pháp tiến bộ, ngành hàng không châu Á sẽ ngày càng phát triển hơn nữa nhờ “chắp đôi cánh xanh thân thiện”.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Eco Business)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7%

Chiều 24/12, Chi cục Dân số tỉnh tổ chức tổng kết công tác Dân số và phát triển năm 2024; đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Dự và chỉ đạo có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top