ClockChủ Nhật, 16/12/2018 15:05

Châu Á có 63 trường đại học được xếp hạng cao toàn cầu

TTH.VN - Tờ The Nation ngày 16/12 cho hay, khu vực châu Á chỉ có 63 trường đại học được xếp hạng cao trong bảng xếp hạng các trường đại học do US News công bố gần đây.

17 trường ASEAN lọt top 100 trường đại học hàng đầu châu Á năm 2019Công bố xếp hạng các trường đại học sáng tạo nhất thế giới năm 2018Đại học châu Á tăng hạng danh tiếng toàn cầu

Trung Quốc dẫn đầu khu vực về các trường đại học được xếp hạng cao. Ảnh: DataLEADS/ANN

Danh sách này xếp hạng 500 trường đại học trên toàn thế giới; trong đó, Mỹ là quốc gia có số lượng lớn nhất các trường đại học được xếp hạng cao, với 134 trường đại học.

Bảng xếp hạng dựa trên công tác nghiên cứu của các trường, cũng như được xếp hạng bởi các thành viên của cộng đồng học thuật trên toàn thế giới và ở khu vực châu Á.

Cụ thể, Trung Quốc dẫn đầu khu vực với 26 trường đại học nằm trong danh sách các trường đại học được xếp hạng cao. Quốc gia này đạt được tiến bộ ổn định trong lĩnh vực giáo dục, với sự cải thiện về năng suất nghiên cứu, phản ánh mức độ cao bền vững của đầu tư công và tư. Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa nằm trong danh sách này.

Nhật Bản có 17 trường đại học được xếp hạng cao, với Đại học Kyoto và Đại học Tokyo dẫn đầu về điểm số. Quốc gia này dù đứng thứ 2 về các trường đại học được xếp hạng cao ở châu Á, nhưng lại chứng kiến ​​sự giảm sút trong bảng xếp hạng toàn cầu.

Hàn Quốc, quốc gia được biết đến với sự đổi mới và giáo dục theo hướng công nghệ, có 11 trường đại học được xếp hạng cao. Đại học Quốc gia Seoul là một trong những trường đại học hàng đầu nằm trong danh sách nói trên.

Trong khi đó, Ấn Độ có 4 trường đại học được xếp hạng cao trên toàn cầu, trong bối cảnh chi tiêu của Chính phủ dành cho giáo dục không được mạnh mẽ trong nhiều năm.

Singapore có 2 trường đại học nằm trong danh sách các trường đại học được xếp hạng cao. Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Công nghệ Nanyang nằm trong danh sách này.

Đối với Malaysia, Thái Lan và Pakistan, mỗi quốc gia có 1 trường đại học góp mặt trong danh sách nói trên.

Tuy nhiên, các quốc gia châu Á không có trường đại học được xếp hạng cao là Nepal, Bhutan, Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar, Lào, Campuchia, Brunei, Philippines, Indonesia, Mông Cổ, và Việt Nam.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Nation, DataLEADS & ANN)

 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao
Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc

Xác định là một trong những địa bàn trọng điểm về quốc phòng - an ninh (QP - AN), Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) TX. Hương Trà đã có nhiều giải pháp lãnh đạo toàn diện các mặt công tác quân sự - chính trị - hậu cần - kỹ thuật, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc khu vực phòng thủ của địa phương.

Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc
Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

TIN MỚI

Return to top