ClockChủ Nhật, 11/02/2018 14:41

Châu Á đón Tết thế nào?

Thủ đô London - Anh nhận mình là nơi diễn ra lễ hội đón Tết lớn nhất bên ngoài châu Á

Hàn Quốc tất bật các dịch vụ giao hàng dịp Tết Nguyên đánNhững trò chơi dân gian ngày Tết độc đáo của Hàn QuốcĐón tết ở quận CamSinh viên Việt Nam và tết quê hương trên đất Mỹ

Trong khi nhiều người chọn quây quần bên gia đình trong dịp Tết nguyên đán, vẫn có không ít người chọn đi du lịch để thưởng thức bầu không khí lễ hội bao trùm nhiều nước, vùng lãnh thổ ở châu Á với hàng loạt chương trình bắn pháo hoa, biểu diễn nghệ thuật, múa lân…

Tết nguyên đán năm nay bắt đầu từ ngày 16-2 và thường kéo dài 15 ngày. Nếu có mặt ở đặc khu hành chính Hồng Kông trong những ngày đầu năm mới thì đây sẽ là thời điểm tốt nhất để thử vận may. Ngày 18-2 (mùng 3 Tết), sẽ diễn ra cuộc đua ngựa tại trường đua Sha Tin - một trong những cuộc tranh tài thu hút nhiều quan tâm nhất của người địa phương và du khách trong năm. Ai không hứng thú với đua ngựa thì vẫn có thể đến trường đua xem biểu diễn, trò chuyện với thầy phong thủy và rút thăm may mắn.

Trong khi đó, sức hút của thị trấn nhỏ Nuanquan ở tỉnh Hà Bắc - Trung Quốc trong dịp Tết là màn trình diễn "pháo hoa" độc đáo Da Shuhua vào đêm 2-3 (15 tháng giêng). Lễ hội truyền thống hơn 500 năm tuổi này được UNESCO công nhận là một trong những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu nhất của Trung Quốc. Để thực hiện màn trình diễn độc đáo nhưng mạo hiểm, các thợ rèn tại địa phương sẽ tạt sắt nóng chảy vào tường để tạo ra những tia lửa giống pháo hoa.

Màn trình diễn pháo hoa độc đáo Da Shuhua ở Trung Quốc Ảnh: YOUTUBE

Một địa điểm hấp dẫn khác trong dịp Tết tại Trung Quốc là công viên Địa Đàn ở thủ đô Bắc Kinh. Tại đây, du khách sẽ được đưa trở về quá khứ với nghi lễ hoàng gia, trong đó một người đóng vai hoàng đế dẫn đoàn gồm hơn 100 nghệ sĩ đến đền thờ cúng các vị thần. Du khách có thể thưởng thức màn trình diễn này mỗi ngày trong suốt 7 ngày đầu tiên của năm mới, cùng với những món ăn hấp dẫn tại khu chợ ẩm thực.

Sôi động không kém, cung điện Gyeongbokgung (được đưa vào sử dụng năm 1395) ở thủ đô Seoul - Hàn Quốc sẽ tổ chức các trò chơi dân gian và những màn trình diễn nghệ thuật truyền thống trong ngày đầu năm mới. Với những ai thích ẩm thực, chợ đêm đường Nhiêu Hà ở TP Đài Bắc, Đài Loan là điểm đến không thể bỏ qua. Khu chợ dài 600 m này gồm nhiều gian hàng thức ăn và khu trò chơi dân gian.

Các màn múa lân cũng không thể thiếu trong dịp Tết nguyên đán sắp tới. Tại Singapore, cuộc thi múa lân quốc tế lần thứ 11 với sự tham gia của nhiều nhóm đến từ Myanmar, Indonesia, Đài Loan, Malaysia… vừa diễn ra với chiến thắng thuộc về nhóm đến từ Việt Nam.

Tượng các chú chó được dựng lên ở khu phố người Hoa tại SingaporeẢnh: SINGAPORE’S ESSENTIAL ARTS AND CULTURE GUIDE

Nhiều nước có cộng đồng người gốc Á cũng tổ chức nhiều hoạt động đón Tết. Tại TP Sydney - Úc, nhiều điểm du lịch nổi tiếng, như cầu cảng Sydney, sẽ thắp ánh sáng đỏ trong dịp này. Pháo hoa cũng được bắn trong ngày đầu tiên của mùa lễ hội trong khi lồng đèn có biểu tượng chú chó được treo khắp thành phố.

Khu phố người Hoa ở TP San Francisco - Mỹ cũng chứng kiến nhiều hoạt động đón Tết, như cuộc diễn hành của hơn 100 xe rước trên đường phố và các màn biểu diễn phong phú khác. Tuy nhiên, thủ đô London - Anh nhận mình là nơi diễn ra lễ hội đón Tết lớn nhất bên ngoài châu Á - khởi đầu với cuộc diễu hành đầy màu sắc trong ngày đầu năm mới, đi qua các tuyến đường ở khu West End cùng với những màn trình diễn đặc sắc tại Quảng trường Trafalgar, như múa hát, múa lân, biểu diễn võ thuật và kết thúc lễ hội là màn bắn pháo hoa ngoạn mục.
Theo Người Lao Động
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top