ClockChủ Nhật, 20/05/2018 15:03

Châu Âu, Trung Quốc, Nga tiến hành thỏa thuận mới với Iran

TTH.VN - Kết quả của cuộc họp được kỳ vọng sẽ duy trì các quy định về hạt nhân và kiềm chế những nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo của Tehran trong khu vực.

EU, Iran nhất trí xây dựng trung tâm an toàn hạt nhânIran tiến gần hơn đến vị trí nước sản xuất dầu lớn thứ hai OPECIran, Venezuela quyết tâm mở rộng quan hệ hữu nghịIran tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với CubaIran-Iraq hướng tới việc thống nhất nhằm chống lại các mối đe dọa chung

Châu Âu, Trung Quốc, Nga tiến hành thỏa thuận mới với Iran. Ảnh: Reuters

Hãng tin Reuters ngày 20/5 đưa tin, các nhà ngoại giao của châu Âu, Trung Quốc và Nga sẽ tiến hành họp bàn tiến đến ký kết một thỏa thuận cam kết hỗ trợ tài chính cho Iran để kiềm chế Tehran phát triển tên lửa đạn đạo, ngăn chặn khủng hoảng trong khu vực và cứu vãn thỏa thuận hạt nhân 2015.

Cụ thể, phiên họp giữa các nhà lãnh đạo sẽ chính thức diễn ra trong tuần tới dưới sự chủ trì của nhà ngoại giao cấp cao EU Helga Schmid để thảo luận những bước đi tiếp theo sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 với Iran hồi ngày 8/5 vừa qua.

Kết quả của cuộc họp được kỳ vọng sẽ duy trì các quy định về hạt nhân và kiềm chế những nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo của Tehran trong khu vực. Từ đó tạo điều kiện tốt để Tổng thống Mỹ Donald Trump gỡ bỏ lệnh trừng phạt đã áp đặt đối với Iran.

“Chúng ta phải thoát khỏi thỏa thuận hạt nhân Vienna, cùng lúc cũng cần phải thêm một số quy định bổ sung cho thỏa thuận mới. Chỉ có như vậy mới làm thay đổi quyết định trừng phạt của Tổng thống Donald Trump”, hãng tin Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao cấp cao của EU cho hay.

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ động thái bình luận trực tiếp nào từ phía chính phủ Đức.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top