ClockThứ Ba, 04/10/2016 14:46

Công bố danh sách 10 nước tiếp nhận 1/2 người tị nạn thế giới

TTH.VN - 10 quốc gia chiếm 2,5% GDP của thế giới đang tiếp nhận hơn 1/2 người tị nạn trên thế giới, theo danh sách được Tổ chức Ân xá Quốc tế công bố ngày hôm nay (4/10).

Khảo sát: Người dân nhiều nước sẵn sàng chào đón người tị nạnTổ chức Ân xá: Người tị nạn Syria bị từ chối chăm sóc y tế ở JordanMỹ tuyên bố tiếp nhận 110.000 người tị nạn trong năm 2017360.000 người tị nạn sẽ được tiếp nhận hoặc tái định cưTổng thống Séc từ chối tiếp nhận người tị nạn

Người tị nạn tại tỉnh Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới với Syria. Ảnh: AFP

Trong một báo cáo về hoàn cảnh khó khăn mà 21 triệu người tị nạn trên thế giới đang phải đối mặt, Tổ chức Ân xá Quốc tế có trụ sở tại London (Anh) nói rằng, các nước láng giềng ở khu vực mà cuộc khủng hoảng tị nạn xuất phát đang chịu đựng gánh nặng của vấn đề người tị nạn toàn cầu.

56% người tị nạn đang lưu trú tại 10 quốc gia; theo đó, Tổ chức Ân xá đề xuất một giải pháp để các nước trên thế giới tìm kiếm ngôi nhà cho 10% người tị nạn trên thế giới mỗi năm.

"Một số ít các quốc gia đang làm quá nhiều, chỉ vì họ là nước láng giềng của nơi cuộc khủng hoảng bắt đầu", Tổng Thư ký Tổ chức Ân xá Quốc tế, ông Salil Shetty cho biết khi trình bày báo cáo mang tên "Giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn toàn cầu: từ trốn tránh đến chia sẻ trách nhiệm".

"Tình hình là không bền vững, khi hàng triệu người chạy trốn khỏi chiến tranh và khủng bố từ các nước như Syria, Nam Sudan, Afghanistan và Iraq. Đây là thời gian để các nhà lãnh đạo tham gia vào một cuộc tranh luận mang tính xây dựng nghiêm túc về cách xã hội của chúng ta sẽ giúp đỡ những người buộc phải rời bỏ nhà cửa do chiến tranh và khủng bố", ông Salil Shetty khẳng định.

Theo danh sách của Tổ chức Ân xá Quốc tế, những quốc gia tiếp nhận nhiều người tị nạn hàng đầu là Jordan, nơi đã tiếp nhận hơn 2,7 triệu người; tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ (hơn 2,5 triệu người); Pakistan (1,6 triệu người) và Lebanon (hơn 1,5 triệu người).

6 quốc gia còn lại trong top 10 nói trên cũng tiếp nhận hàng trăm ngàn người tị nạn: Iran (979.400 người), Ethiopia (736.100 người), Kenya (553.900 người), Uganda (477.200 người), Cộng hòa Dân chủ Congo (383.100 người) và Chad (369.500 người).

Được biết, con số thống kê dựa trên số liệu của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn.

Trong báo cáo, Tổ chức Ân xá Quốc tế nhận định, nhiều quốc gia giàu có nhất thế giới "tiếp nhận ít nhất và làm ít nhất".

"Đó không chỉ đơn giản là vấn đề gửi tiền viện trợ. Các nước giàu không thể trả tiền để giữ cho họ “ở đó”. Nếu mỗi một nước giàu nhất thế giới tiếp nhận những người tị nạn theo tỷ lệ kích thước, sự giàu có và tỷ lệ thất nghiệp của họ, việc tìm kiếm ngôi nhà cho nhiều người tị nạn trên thế giới sẽ là một thách thức có khả năng giải quyết xuất sắc”, ông Shetty nhấn mạnh.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP & Daily Star)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận 2 cá thể động vật hoang dã quý, hiếm

Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh ngày 6/11, Hạt Kiểm lâm huyện Phú Vang tiếp nhận một cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung, từ ông Phạm Văn Huy ở xã Phú Mỹ (Phú Vang) tự nguyện giao nộp thông qua đường dây nóng.

Tiếp nhận 2 cá thể động vật hoang dã quý, hiếm
Tiếp nhận và giải cứu nhiều cá thể chim trời

Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh ngày 30/9, lực lượng kiểm lâm đã tiếp nhận một cá thể vạc rừng quý, hiếm từ một người dân tự nguyện giao nộp thông qua đường dây nóng.

Tiếp nhận và giải cứu nhiều cá thể chim trời
Tiếp nhận 3 cá thể động vật hoang dã quý hiếm

Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh ngày 25/9, các đơn vị kiểm lâm đã tiếp nhận 3 cá thể động vật hoang dã quý, hiếm của một người dân tự nguyện giao nộp thông qua đường dây nóng.

Tiếp nhận 3 cá thể động vật hoang dã quý hiếm
Return to top