ClockThứ Sáu, 27/09/2024 13:46

Nâng cao kỹ năng tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện, hiến mô tạng

TTH.VN - Ngày 27/9, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) TP. Huế, phối hợp với Thành Đoàn Huế, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế tổ chức lớp tập huấn tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện, hiến mô tạng (HMT).

Thêm kênh tiếp nhận, tư vấn hiến mô tạng400 người tham gia hiến tóc tại ngày hội “Nón hồng xứ Huế” lần thứ 2Chung tay nối dài sự sốngLan tỏa nghĩa cử đẹp, đẩy mạnh vận động hiến mô tạngTạo “văn hóa hiến tặng mô tạng” từ trong bệnh việnCho sự sống nối dài

 

 Đăng ký hiến tặng mô tạng tại buổi tập huấn. Ảnh: T. HIỂN

Tham gia có 70 các tình nguyện viên và các hội viên đến từ các chi hội CTĐ trên địa bàn. Tại buổi tập huấn, các bác sĩ đã truyền đạt kiến thức về tình hình tiếp nhận máu, lợi ích của hiến máu, quy trình hiến máu-chăm sóc người hiến máu, vai trò của tình nguyện viên hiến máu. Các tình nguyện viên còn được cung cấp thông tin về thực trạng thiếu tạng hiến từ người cho chết não, ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng, các ca ghép mô tạng tại BVTW Huế, truyền thông về HMT trong cộng đồng…

Chín tháng đầu năm 2024, Trung tâm Truyền máu BVTW Huế tiếp nhận tổng cộng hơn 38.407 đơn vị máu; trong đó, 33.557 đơn vị máu toàn phần (6.736 đơn vị 350ml, chiếm 20%), tiểu cầu: 4.850 đơn vị. Tại BVTW Huế từ 2001 đến nay đã tiến hành cấy ghép mô tạng cho hơn 2.000 ca bệnh; trong đó, 9 tháng đầu năm 2024, đội ngũ tiến hành phẫu thuật ghép khoảng 200 ca thận, gan, tim…

HMT sau khi qua đời là một nghĩa cử nhân văn. Đối với người đã qua đời hoặc chết não, mô/tạng của họ có thể cứu sống ít nhất 10 người khác. Hiến tặng mô/tạng không chỉ đơn thuần là “liều thuốc” cứu người mà còn gửi gắm tấm lòng yêu thương, chia sẻ bất hạnh để sự sống được tiếp nối.

Dịp này, Trung tâm Điều phối ghép tạng BVTW Huế đã tiếp nhận đơn đăng ký HMT của một số tình nguyện viên tham gia tập huấn.

L. TUỆ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ghép tế bào gốc đồng loại: Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

Từ cảnh phải truyền máu mỗi tháng, hai bệnh nhi ở TP. Đà Nẵng có cơ hội hòa nhập cuộc sống bình thường nhờ ghép tế bào gốc đồng loại. Lần đầu tiên ở miền Trung-Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba trên toàn quốc triển khai kỹ thuật phức tạp này, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế mở ra hướng điều trị cho trẻ bị suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư tái phát…

Ghép tế bào gốc đồng loại Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi
Return to top