ClockThứ Năm, 22/02/2018 20:10

Công nghệ số giúp ASEAN tăng năng suất lên đến 627 tỷ USD

TTH - Những công nghệ số đột phá có thể giúp các quốc gia Đông Nam Á trở thành "những nhà máy thực sự của thế giới", tạo ra mức tăng năng suất có giá trị từ 216-627 tỷ USD, báo cáo mới nhất của công ty tư vấn quản lý quốc tế hàng đầu McKinsey & Co cho hay.

ASEAN-EU thúc đẩy hợp tác an ninh truyền thống và phi truyền thốngASEAN trong kỳ vọng của thế giớiTrung tâm ASEAN-Nhật Bản xúc tiến thương mại dịch vụ du lịch ASEANSingapore tiếp nhận chức Chủ tịch ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 31 ở PhilippinesXây dựng quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ mạnh mẽ hơn

Tập đoàn năng lượng Petronas của Malaysia là một trong số các công ty Đông Nam Á đang chuyển sang sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Ảnh: Reuters

Báo cáo bao gồm một cuộc khảo sát về cách công nghệ kỹ thuật số sẽ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và công ty công nghệ trên khắp Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong số hơn 200 người được hỏi, trên 75% khẳng định họ mong đợi những tiến bộ kỹ thuật số sẽ thúc đẩy doanh thu của các công ty tăng hơn 10%, đồng thời làm giảm các chi phí một khoản tương tự.

Trên toàn cầu, McKinsey dự kiến ​​năng suất sản xuất tăng lên 3,7 nghìn tỷ USD. Nếu mức tăng năng suất của ASEAN đạt 627 tỷ USD, khối này sẽ chiếm 17% trong tổng số năng suất sản xuất toàn cầu.

Mặc dù lạc quan, nhưng hãng tư vấn này vẫn lưu ý những trở ngại mà các nhà sản xuất ASEAN phải vượt qua.

"Các tham vọng có thể bị cản trở bởi năng suất lao động thấp, mặc dù các chi phí lao động ở hầu hết những quốc gia ASEAN thấp hơn ở Trung Quốc", báo cáo nhận định.

Ngoài ra, các công ty của ASEAN có thể phải vật lộn để bù đắp cho "những kinh nghiệm không đầy đủ về công nghệ sẵn có, cũng như những thiếu hụt về dữ liệu", điều này có thể cản trở đến việc áp dụng công nghệ mới.

Tuy nhiên, bản báo cáo chỉ ra các công ty của ASEAN, từ những doanh nghiệp khởi nghiệp đến các doanh nghiệp lớn đang bắt đầu giới thiệu các công nghệ kỹ thuật số chuyển đổi vào mô hình kinh doanh của họ. Danh sách này bao gồm tập đoàn năng lượng Petronas của Malaysia và nhà sản xuất thiết bị khai thác mỏ Trakindo Utama của Indonesia.

Khi xu hướng này phát triển, các ngành công nghiệp chủ chốt như điện tử, hàng tiêu dùng và dược phẩm "sẵn sàng gặt hái những lợi ích đáng kể". McKinsey ước tính năng suất sản xuất của riêng ngành điện tử tăng từ 30%-50%.

Pritish Bhattacharya, một cán bộ nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) cho biết thêm, một điều đáng lưu tâm là việc thúc đẩy tự động hoá, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất sẽ làm giảm tổng số việc làm. "Người lao động có trình độ thấp và "trưởng thành" sẽ là những người đầu tiên bị ảnh hưởng, nhưng những thành phần còn lại của lực lượng lao động cũng sẽ cảm thấy áp lực này", ông Bhattacharya nói thêm.

Tại 5 quốc gia ASEAN đang chiếm khoảng 80% lực lượng lao động của khối là Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, gần 56% trong tổng số việc làm có nguy cơ bị thuyên chuyển do công nghệ trong vài thập kỷ tới, theo một báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Nikkei & Aecnewstoday)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trạm chờ tiếp nước giúp giảm rác thải nhựa

Từ năm 2023 đến nay, Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam đã tài trợ tổng cộng 9 trạm nhà chờ và máy cấp nước uống miễn phí tại các địa điểm di sản và điểm du lịch, với kỳ vọng giảm rác thải nhựa từ hoạt động du lịch.

Trạm chờ tiếp nước giúp giảm rác thải nhựa
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng

Theo dữ liệu vừa được công bố của Tập đoàn UOB, du lịch nội khối của các nước Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, với sự phục hồi về lưu lượng hành khách nói chung trong khu vực. Bất chấp những thách thức kinh tế và xã hội đang diễn ra, nhu cầu du lịch của người dân châu Á nói chung - Đông Nam Á nói riêng vẫn đầy hứa hẹn, trong đó du khách có xu hướng ưu tiên đặt các chuyến đi ngắn ngày hơn và tìm kiếm những chuyến du lịch nhanh ra nước ngoài với chi phí tốt nhất.

Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng

TIN MỚI

Return to top