ClockThứ Tư, 07/09/2016 06:16

Cường độ bão ngày càng mạnh hơn do sự ấm dần lên của vùng nước ven biển

TTH.VN - Những cơn bão đổ vào Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và bán đảo Triều Tiên đang ngày càng mạnh hơn một cách đáng kể từ những năm 1970, một nghiên cứu mới kết luận.

Quang cảnh hoang tàn sau cơn bão ở Nhật Bản hồi cuối tháng 8/2016. Ảnh: Japatimes

Nhìn chung, cường độ bão ở châu Á đã tăng khoảng 12% trong 4 thập kỷ qua, theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Geoscience. Nhưng sự thay đổi đáng chú ý nhất là số lượng các cơn bão cấp 4, cấp 5, với sức gió từ 209 km/h trở lên đang gia tăng đáng kể. Từ năm 1977, cường độ xuất hiện của những cơn bão mạnh ở cấp độ này đã tăng từ 1 lần/năm lên đến 4 lần/năm.

Có thể kể đến những cơn bão mạnh ở cấp độ này như bão Lionrock diễn ra hồi tháng 8 vừa qua, khiến ít nhất 17 người thiệt mạng, với khoảng một nửa trong số đó là người cao tuổi ở một nhà dưỡng lão Nhật Bản, và bão Haiyan - một trong những cơn bão mạnh nhất được ghi nhận, làm chết hơn 6.000 người tại Philippines vào năm 2013.

Tác giả chính của nghiên cứu Wei Mei - một nhà nghien cứu về khí hậu tại Đại học Bắc Carolina, đã kết nối sự gia tăng các cơn bão như thế này với việc nước biển ngày càng trở nên ấm hơn ở khu vực gần bờ biển, cho rằng việc đó này cung cấp thêm “nhiên liệu” cho các cơn bão. Dọc theo nhiều bờ biển ở châu Á, nhiệt độ nước đã nóng lên gần 0,8 độ C (1,4 độ F) kể từ cuối những năm 1970.

Ông Mei không nghiên cứu tại sao nước đang nóng dần lên, nhưng nhận định có lẽ do sự kết hợp của các hiện tượng thời tiết tự nhiên ở địa phương và sự nóng lên từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. Ông và hai nhà khoa học bên ngoài khác nói rằng, vẫn còn quá sớm để nói chính xác rằng sự gia tăng cường độ các cơn bão mạnh là do sự biến đổi khí hậu mà con người gây nên.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Mei cảnh báo, khi thế giới trở nên ấm hơn trong tương lai, các cơn bão mạnh thậm chí còn có thể khốc liệt hơn, nhất là ở phía 20 độ vĩ bắc – nơi tọa lạc của miền đông Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản.

Tố Quyên (Lược dịch từ AP & Japantimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nồi ngô bung ngày bão

Với thế hệ 7X, 8X sinh ra và lớn lên ở làng quê, cơm độn ngô khoai hẳn đã là một phần ký ức khó mờ phai trong tâm thức. Ở vùng “rốn lũ” miền Trung quê tôi, các món chế biến từ ngô rất đa dạng và phổ biến trong thế kỷ trước. Một trong những món quê bình dị mà gây thương nhớ phải kể đến món ngô bung, có chỗ lại gọi là ngô nâm, ngô hầm. Món ăn ấy một thuở được coi là món cứu đói nổi tiếng của nhà nghèo. Ngày ấy, bố mẹ tôi đông con nên quanh năm là cơm độn sắn, khoai, ngô lẫn lộn, có khi mở nắp nồi ra đã thấy nghẹn ứ ở cổ vì ngán. Nhưng thật lạ, chỉ có món ngô bung mỗi lần ăn là một lần tôi cảm thấy thích thú. Có thể nói nó đã trở thành mỹ vị của tuổi thơ, thực sự ngon trong những ngày gió bão mênh mông và trong tiết trời đông tê tái sắt lòng.

Nồi ngô bung ngày bão
Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường

Theo báo cáo mới được công bố hôm nay (28/10) của Oxfam - tổ chức toàn cầu đấu tranh chống bất bình đẳng để chấm dứt đói nghèo và bất công, lượng CO2 trung bình mà 50 tỷ phú giàu nhất thế giới thải ra thông qua các khoản đầu tư, máy bay phản lực tư nhân và du thuyền của họ trong 90 phút còn cao hơn cả lượng phát thải mà một người bình thường thải ra trong suốt cả cuộc đời.

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường

TIN MỚI

Return to top