ClockThứ Tư, 21/09/2016 09:38

Đại sứ đặc biệt Việt - Nhật thăm trẻ em khuyết tật

Đại sứ hữu nghị đặc biệt Việt - Nhật Ryotaro Sugi đã có chuyến thăm trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) và tặng quà, giao lưu cùng các học sinh khuyết tật của ngôi trường này.
Nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, ông Ryotaro Sugi - Đại sứ Hữu nghị đặc biệt Việt - Nhật ngày 20/9 đã một lần nữa tới thăm trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội). Trước đó, trong chuyến công tác hồi tháng 5 năm nay tới Hà Nội, ông cũng đã tới đây thăm hỏi và động viên các học sinh khuyết tật của trường. Ông Sugi Ryotaro là người duy nhất được Chính phủ hai nước Nhật Bản và Việt Nam phong tặng danh hiệu Đại sứ đặc biệt. Vào năm 2014, ông đã trở thành một trong những công dân nước ngoài đầu tiên được trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự Thủ đô”.

Nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, ông Ryotaro Sugi - Đại sứ Hữu nghị đặc biệt Việt - Nhật ngày 20/9 đã một lần nữa tới thăm trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội). Trước đó, trong chuyến công tác hồi tháng 5 năm nay tới Hà Nội, ông cũng đã tới đây thăm hỏi và động viên các học sinh khuyết tật của trường. Ông Sugi Ryotaro là người duy nhất được Chính phủ hai nước Nhật Bản và Việt Nam phong tặng danh hiệu Đại sứ đặc biệt. Vào năm 2014, ông đã trở thành một trong những công dân nước ngoài đầu tiên được trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự Thủ đô”.

 

Đại sứ Ryotaro Sugi lắng nghe lãnh đạo trường chia sẻ những khó khăn mà thầy và trò đang phải cố gắng vượt qua.
Đại sứ Ryotaro Sugi lắng nghe lãnh đạo trường chia sẻ những khó khăn mà thầy và trò đang phải cố gắng vượt qua.

 

Ông tới thăm những lớp học đặc biệt dành cho các em học sinh khiếm thính.
Ông tới thăm những lớp học đặc biệt dành cho các em học sinh khiếm thính.

 

Đại sứ Ryotaro Sugi nắm tay các học sinh, động viên các em vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

Đại sứ Ryotaro Sugi nắm tay các học sinh, động viên các em vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

 

Ông vui vẻ và xúc động nhận món quá là bức tranh từ tay của học sinh khiếm thị.

Ông vui vẻ và xúc động nhận món quá là bức tranh từ tay của học sinh khiếm thị.

 

Để chào mừng Đại sứ Ryotaro Sugi quay lại thăm trường, các em khiếm thị đã trình diễn những tiết mục văn nghệ bằng nhạc cụ dân tộc, trong đó có cả các bản nhạc dân tộc của Nhật Bản.

Để chào mừng Đại sứ Ryotaro Sugi quay lại thăm trường, các em khiếm thị đã trình diễn những tiết mục văn nghệ bằng nhạc cụ dân tộc, trong đó có cả các bản nhạc dân tộc của Nhật Bản.

 

Chúng ta hãy đặt địa vị của mình vào các em để thấy các em thiệt thòi như thế nào. Chính vì vậy tôi sẽ cố gắng quan tâm, đóng góp các cơ sở vật chất tốt hơn nữa để bù đắp những thiệt thòi mà các em đang phải trải qua và để các em được sống tốt hơn, ông chia sẻ với phóng viên trong chuyến thăm.

"Chúng ta hãy đặt địa vị của mình vào các em để thấy các em thiệt thòi như thế nào. Chính vì vậy tôi sẽ cố gắng quan tâm, đóng góp các cơ sở vật chất tốt hơn nữa để bù đắp những thiệt thòi mà các em đang phải trải qua và để các em được sống tốt hơn", ông chia sẻ với phóng viên trong chuyến thăm.

 

Đại sứ Hữu nghị Ryotaro Sugi nắm tay các em nhỏ đang trình diễn bài hát Chiếc đèn ông sao.

Đại sứ Hữu nghị Ryotaro Sugi nắm tay các em nhỏ đang trình diễn bài hát "Chiếc đèn ông sao".

 

Đại sứ Sugi thận thiện ôm các cháu nhỏ vào lòng và vui đùa.

Đại sứ Sugi thận thiện ôm các cháu nhỏ vào lòng và vui đùa.

 

Đại sứ Ryotaro Sugi tặng quà cho các học sinh.

Đại sứ Ryotaro Sugi tặng quà cho các học sinh.

 

Ông Sugi bóc kẹo cho một học sinh khiếm thị.

Ông Sugi bóc kẹo cho một học sinh khiếm thị.

 

Đại sứ Ryotaro Sugi tặng trường cuốn lịch có in hình các thiếu nữ Nhật Bản trong trang phục truyền thống. Trang phục truyền thống Nhật Bản cũng đẹp như áo dài của phụ nữ Việt Nam, ông nói với các cô giáo trường Nguyễn Đình Chiểu.

Đại sứ Ryotaro Sugi tặng trường cuốn lịch có in hình các thiếu nữ Nhật Bản trong trang phục truyền thống. "Trang phục truyền thống Nhật Bản cũng đẹp như áo dài của phụ nữ Việt Nam", ông nói với các cô giáo trường Nguyễn Đình Chiểu.

Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) hiện có 1.747 học sinh, trong đó có 213 em khiếm thị. Nhiều cháu có hoàn cảnh gia đình khó khăn và ở xa trường nên phải ở nội trú.
Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) hiện có 1.747 học sinh, trong đó có 213 em khiếm thị. Nhiều cháu có hoàn cảnh gia đình khó khăn và ở xa trường nên phải ở nội trú.
 
Theo Dantri
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hơn 16.000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024

Được phát động từ tháng 4 đến nay, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 thu hút 16.358 bài dự thi đến từ 120 trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tham gia.

Hơn 16 000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024
“Đại sứ” du lịch trẻ

Nghề hướng dẫn viên được ví như “đại sứ” du lịch. Những người trẻ theo đuổi nghề này cảm thấy tự hào với trọng trách đó và cảm thấy may mắn khi trải nghiệm công việc ở vùng đất Cố đô, giàu di sản văn hóa.

“Đại sứ” du lịch trẻ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top