ClockThứ Ba, 11/12/2018 06:30

Đánh thuế bồi thường thiệt hại khí hậu để giảm tình trạng ấm lên toàn cầu

TTH.VN - Tờ Devdiscourse ngày 10/12 đưa tin, đánh thuế hành động khai thác nhiên liệu hóa thạch có thể hỗ trợ một phần vào các chi phí thiệt hại đang ngày càng tăng cao gây ra bởi thảm họa thiên nhiên như bão, cháy rừng, lũ lụt và nước biển dâng.

Ngày Diesel Sinh học Quốc tế: Nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiên liệu phi hóa thạchNước biển sẽ dâng khoảng 1m ngay cả khi đạt mục tiêu khí hậuMỹ tổn thất 240 tỷ USD mỗi năm do thời tiết khắc nghiệt và ô nhiễmMỹ: 10 thành phố quyết tâm sử dụng 100% năng lượng tái tạo

Cùng lúc, động thái cũng tạo nên động lực mạnh mẽ hơn trong công tác thúc đẩy thế giới loại bỏ năng lượng Carbon cao.

Thuế bồi thường thiệt hại khí hậu sẽ vào khoảng 5USD/tấn khí thải độc hại thoát ra môi trường. Ảnh: Devdiscourse

Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), tổ chức từ thiện phi chính phủ Practical Action cùng nhiều tổ chức khác đề xuất, cho đến năm 2030, đánh “thuế bồi thường thiệt hại khí hậu” đối với những công ty dầu khí, than có thể mang về khoảng hơn 300 triệu USD/năm nhằm cứu trợ cho các cộng đồng chịu ảnh hưởng của vấn đề ấm lên toàn cầu.

Bắt đầu từ năm 2021, mức thuế sẽ được áp dụng vào khoảng 5USD cho mỗi tấn khí thải thoát ra môi trường từ các mỏ dầu, than, khí đốt được khai thác từ mặt đất.

Một phần của khoản tiền thu được sẽ nhanh chóng chuyển đến tài khoản của Quỹ khí hậu xanh quốc tế, hoặc các cơ quan hoạt động vì mục đích tương tự nhằm hỗ trợ chi trả, bù đắp các khoản thiệt hại trên thế giới. Một phần khác của các khoản thuế sẽ được giữ lại tại các quốc gia có nền công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, giúp lao động tìm kiếm việc làm mới, đồng thời chi trả cho việc duy trì hạ tầng cơ sở xanh, sạch hơn tại các cộng đồng có thu nhập thấp.

Cho đến năm 2030, thuế bồi thường thiệt hại khí hậu sẽ là 5 USD, sau đó tăng lên thành 10 USD kể từ năm 2050 – khi phần lớn nhiên liệu hóa thạch đã được loại bỏ khỏi hệ thống năng lượng toàn cầu để tiến đến đạt được cam kết của chính phủ các nước đã đưa ra trong hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu năm 2015.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường các giải pháp thu ngân sách Nhà nước

Chiều 19/7, Cục Thuế tỉnh tổ chức sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự hội nghị có ông Mai Xuân Thành, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; ông Phi Vân Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Về phía tỉnh có UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn.

Tăng cường các giải pháp thu ngân sách Nhà nước
Chống thất thu thuế trong xây dựng nhà ở tư nhân

Việc triển khai nhiều biện pháp quản lý thu thuế đối với các công trình xây dựng nhà ở tư nhân trên địa bàn góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc quản lý vẫn còn gặp nhiều khó khăn cần sự phối hợp của các đơn vị liên quan.

Chống thất thu thuế trong xây dựng nhà ở tư nhân
Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết là một trong những vướng mắc gặp phải của các kế toán doanh nghiệp trong quyết toán thuế năm 2023. Vì thế, ngoài hướng dẫn xác định giao dịch liên kết và các quy định liên quan, cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp cần hiểu và nắm được nội dung phải kê khai giao dịch liên kết để hạn chế rủi ro khi kê khai, quyết toán thuế.

Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết
Tăng cường quản lý xuất hoá đơn sau khi chuyển đổi

Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng như cơ quan chức năng liên quan đang gấp rút chạy đua để thực hiện mục tiêu đến 31/3/2024 hoàn thành triển khai xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với lĩnh vực xăng dầu.

Tăng cường quản lý xuất hoá đơn sau khi chuyển đổi
Return to top