ClockThứ Hai, 20/08/2018 06:52

Đẩy mạnh ngành công nghiệp du lịch trong ASEAN

TTH.VN - Sự độc đáo và đa dạng về các hoạt động giải trí và nhiều lựa chọn du lịch trong khu vực Đông Nam Á đã khiến nơi đây trở thành điểm đến hàng đầu cho khách du lịch.

Du lịch là động lực cải thiện mức sống người dân ASEANTrung tâm ASEAN-Nhật Bản xúc tiến thương mại dịch vụ du lịch ASEANASEAN hướng tới hợp nhất về du lịchASEAN dự kiến đón 4,5 triệu lượt khách du lịch tàu biển năm 2035

Một trong những điểm đến yêu thích của khách du lịch tại Thái Lan. Ảnh: Bangkok Post

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), riêng ngành du lịch đã trực tiếp đóng góp 119,7 tỷ USD cho khu vực trong năm 2016 và số tiền này dự kiến ​​sẽ tăng lên 222,8 tỷ USD vào năm 2027, chiếm 5,3% tổng số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của vùng.

Vì du lịch là một trong những ngành tạo ra tăng trưởng chính cho khu vực Đông Nam Á, nên việc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vẫn phải giữ vững được vị thế khi phát triển lĩnh vực này là điều rất quan trọng.

Theo Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2016-2025, khối cam kết rằng đến năm 2025, đây sẽ là điểm đến du lịch chất lượng mang lại các trải nghiệm ASEAN đa dạng, độc đáo và cam kết sẽ phát triển du lịch có trách nhiệm, bền vững, toàn diện và cân bằng, để đóng góp đáng kể cho đời sống kinh tế xã hội của người dân ASEAN.

Theo đúng cam kết này, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 21 được tổ chức vào đầu năm nay cùng với Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2018, đã thông qua một số tuyên bố mới cùng với các kế hoạch liên quan để tăng cường và bổ sung kế hoạch chiến lược, trong đó bao gồm phát triển các sản phẩm du lịch ASEAN, tăng cường kết nối và mở rộng chương trình tiếp thị điểm đến khu vực ASEAN.

Các kế hoạch hiện tại

Việc phát triển các sản phẩm du lịch ASEAN đã đi vào hoạt động từ năm 2016. Trong cuộc họp gần đây, Bộ trưởng Du lịch các nước nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng các sản phẩm du lịch ASEAN thông qua các thỏa thuận hợp tác với các đối tác, và vui mừng cho biết rằng sự phát triển của các gói du lịch ASEAN mới liên quan đến tư nhân có hơn 130 sản phẩm du lịch bao gồm các điểm đến đa quốc gia.

Các bộ trưởng cũng nhận ra tầm quan trọng của việc đưa ẩm thực là một động lực chính để phát triển ngành du lịch. Điều này dẫn đến một Tuyên bố chung về Du lịch ẩm thực, nhằm thiết lập nền tảng ẩm thực của khu vực để chia sẻ kiến ​​thức và mở rộng đáng kể các trải nghiệm ẩm thực trong ASEAN.

Về tăng cường kết nối cho du lịch, một Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho việc vận tải hành khách qua biên giới bằng phương tiện đường bộ (CBTP) đã được ký kết. Khuôn khổ này sẽ tạo thuận lợi cho việc di chuyển xuyên biên giới của khách du lịch và sẽ thúc đẩy du lịch đường bộ giữa các quốc gia thành viên ASEAN.

Một kế hoạch khác là sự hợp tác giữa 5 quốc gia thành viên ASEAN - Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam – với Trung Quốc trong việc thành lập Liên minh hợp tác thành phố du lịch Lancang Mekong.

Phát biểu tại cuộc họp làm việc tại Côn Minh ngày 17/11/2017, ông U Yee Mon, thư ký của Bộ Du lịch và Khách sạn Myanmar, cho rằng hợp tác du lịch giữa các thành phố Mekong sẽ có thể tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và nâng cao nhận thức về tôn trọng các truyền thống văn hóa.

Du lịch trọn gói

Theo giới chuyên môn, ASEAN cần phải hướng tới hướng đi du lịch trọn gói. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi ASEAN vượt qua những thách thức nhất định, nhất là ở các khu vực kém phát triển trong vùng.

Một số thách thức đã được nhấn mạnh trong Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2016-2025 bao gồm các khuôn khổ chính sách yếu để duy trì phát triển du lịch bền vững và thiếu ưu tiên cho du lịch trong đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng.

Để vượt qua những thách thức này và duy trì vị thế Đông Nam Á như một điểm đến du lịch được yêu thích, các nước thành viên phải đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng du lịch để tiếp tục nhận ra và phát huy tối đa tiềm năng thị trường của mình. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đáp ứng nhu cầu của tất cả khách du lịch, trong và ngoài khu vực, bao gồm cả người khuyết tật và người già, phụ nữ và trẻ em.

Tố Quyên (Lược dịch từ The Asean Post)      

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Âm nhạc “bắt tay” du lịch

Du lịch âm nhạc đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, xu hướng thưởng thức âm nhạc kết hợp với du lịch đang dần được công chúng đón nhận và Huế đã có nhiều động thái để phát triển loại hình du lịch này.

Âm nhạc “bắt tay” du lịch

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top