ClockThứ Sáu, 28/10/2016 06:17

Địa Trung Hải ấm lên nhanh chóng, sa mạc có thể lan rộng ở châu Âu

TTH.VN - Sự nóng lên toàn cầu đang trên đà ảnh hưởng mạnh đến khu vực Địa Trung Hải hơn bất kỳ đợt hạn hán hay nắng nóng nào trong 10.000 năm qua, biến các khu vực ở phía nam châu Âu thành sa mạc vào cuối thế kỷ này, tờ Reuters sáng nay (28/10) dẫn lời các nhà khoa học cho biết.

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu sắp có hiệu lực trong 30 ngàyLHQ lạc quan về Hiệp định khí hậu Paris

Mặt đất nứt nẻ do khô hạn ở Castellon, Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters

Theo nghiên cứu do đại học Aix-Marseille của Pháp thực hiện, nhiệt độ trung bình trong khu vực tăng 1,3 độ C từ cuối thế kỷ 19, trên mức trung bình thế giới là 0,85 độ C,

Biến đổi khí hậu "có khả năng làm thay đổi hệ sinh thái trong vùng Địa Trung Hải theo một cách không có tiền lệ" trong 10.000 năm qua, trừ khi Chính phủ các nước nhanh chóng làm giảm phát thải khí nhà kính, các nhà nghiên cứu viết trên tạp chí Science.

Khi sự nóng lên không được kiểm soát, sa mạc sẽ mở rộng ở phía nam Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, các khu vực phía bắc của Morocco, Algeria,Tunisia, cũng như những khu vực khác bao gồm Sicily, phía nam Thổ Nhĩ Kỳ và một số khu vực ở Syria.

Điều đó sẽ làm thay đổi đáng kể thảm thực vật trong khu vực, nghiên cứu nhấn mạnh.

Cắt giảm phát thải khí nhà kính "là việc làm khẩn cấp cho các khu vực nhạy cảm như Địa Trung Hải", tác giả chính của nghiên cứu, ông Joel Guiot đến từ trường đại học Aix-Marseille nói với hãng tin Reuters.

Được biết, Địa Trung Hải nhạy cảm với sự nóng lên toàn cầu, một phần là do các cơn bão Đại Tây Dương có khả năng chuyển hướng về phía bắc, nghĩa là khu vực này sẽ có nhiều ánh nắng mặt trời và ít mưa.

Trong lịch sử, một số thời kỳ nắng nóng và hạn hán tự nhiên xảy ra trùng khớp với biến động xã hội ở khu vực Địa Trung Hải. Chẳng hạn như vào khoảng năm 1400, khi nhiều người trong đế quốc Ottoman từ bỏ những trang trại không hoạt động hiệu quả để trở thành du mục.

Năm ngoái, một nghiên cứu trên tạp chí Proceedings của Viện hàn lâm Khoa học Mỹ nói rằng, có bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu do con người gây ra đã tạo thêm đợt hạn hán giai đoạn 2007-2010 ở Syria, một yếu tố góp phần vào cuộc nội chiến ngày càng trầm trọng ở nước này.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters & Ooyuz)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Đặt vé máy bay từ Sài Gòn đi Côn Đảo nhanh chóng trên Traveloka

Đặt vé máy bay từ Sài Gòn đi Côn Đảo giờ đây rất dễ dàng và tiện lợi nhờ ứng dụng Traveloka. Với giao diện thân thiện và nhiều ưu đãi hấp dẫn, nền tảng này là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích sự nhanh chóng và tiết kiệm.

Đặt vé máy bay từ Sài Gòn đi Côn Đảo nhanh chóng trên Traveloka
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Return to top