ClockThứ Năm, 21/03/2019 19:38

Nhật Bản hỗ trợ cho sự phát triển công bằng ở ASEAN

TTH - Sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào tháng 12/2015 là một cột mốc đáng chú ý trong tiến trình hội nhập kinh tế của khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, bất chấp tầm nhìn tham vọng của AEC, khu vực vẫn còn tồn tại một số lo ngại. Một trong những mối quan tâm là khoảng cách thu nhập lớn giữa các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vấn đề này có thể trở thành một trở ngại lớn cho việc phát triển tinh thần đoàn kết và thống nhất thực sự của khu vực.

Nhật Bản trở lại đường đua công nghệ thông qua Thế vận hội Tokyo 2020Nhật Bản công bố Pháp lệnh mới về lưu trú dành cho lao động nước ngoài

Lãnh đạo các nước chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN diễn ra tại Nhật Bản ngày 5/5/2017. Ảnh: Khmer Times

Tình hình cụ thể

Thu nhập bình quân đầu người của quốc gia giàu nhất khu vực – Singapore cao hơn 6 lần so với Myanmar– quốc gia nghèo nhất. Do đó, các quốc gia thành viên ASEAN coi vấn đề khoảng cách thu nhập là một vấn đề cấp bách. Để nỗ lực phát triển công bằng, AEC yêu cầu các thành viên lâu năm hỗ trợ cho những thành viên mới hơn (tức nhóm các nước CLMV bao gồm: Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) nhằm nâng cao năng lực kinh tế của 4 nước thông qua nhiều ưu tiên nhất định về lộ trình hội nhập. Từ năm 2000, sau khi lãnh đạo các nước ASEAN thông qua Sáng kiến Hội nhập ASEAN, 6 nước thành viên kỳ cựu đã và đang hỗ trợ cho nhóm nước CLMV rất nhiều trong 5 lĩnh vực chính: thực phẩm và nông nghiệp, thương mại quốc tế, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giáo dục và sức khỏe, hạnh phúc.

Theo nghiên cứu gần đây, nhóm các nước CLMV chia ra làm hai lớp cấu trúc kinh tế bao gồm: Campuchia và Việt Nam, hai nước tương đối thành công trong công tác rút ngắn khoảng cách thu nhập với các thành viên khác, trong khi Lào và Myanamr không chứng kiến nhiều tiến bộ vượt bậc.

Vai trò của Nhật Bản

Ngoài khu vực Đông Nam Á, chính phủ Nhật Bản đang thể hiện nhận thức và mối quan tâm rất lớn về tầm quan trọng trong việc phát triển công bằng ở ASEAN. Hiện thực hóa mối quan tâm này, vào năm 2011, Nhật Bản tuyên bố ra mắt kế hoạch hành động ASEAN – Nhật Bản. Theo nội dung sáng kiến, Nhật Bản sẽ cung cấp viện trợ nước ngoài cho các nước CLMV nhằm thúc đẩy thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các thành viên ASEAN. Một cách chi tiết, Nhật Bản đang tập trung vào 6 vấn đề: hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, cung cấp hợp tác kỹ thuật, chương trình đào tạo, tổ chức các buổi hội thảo, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa và cung cấp hỗ trợ cho các chính quyền địa phương.

Hiện, Nhật Bản đang cung cấp hai loại viện trợ nước ngoài cho các nước CLMV. Trong đó có nhiều khoản trợ cấp song phương mà các quốc gia được trợ giúp không cần thực hiện nghĩa vụ hoàn trả, đồng thời cũng có những khoản vay song phương yêu cầu hoàn trả kèm lãi suất. Trong số bốn quốc gia thuộc nhóm CLMV, Myanmar là nước nhận tại trợ song phương lớn nhất từ Nhật Bản. Trong năm 2017, Nhật Bản triển khai 30 dự án viện trợ mới dành cho các nước CLMV, một nửa trong số đó được thực hiện ở Myanmar.

Cùng với nhiều dự án hỗ trợ cụ thể trong thời gian qua, có thể nói chất lượng của các chương trình viện trợ của Nhật Bản đang ngày càng được cải thiện và được kỳ vọng sẽ đóng vai trò là nguồn lực kinh tế bổ sung quan trọng cho tiến trình hướng đến đạt được sự phát triển công bằng trong khu vực Đông Nam Á.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Với vai trò là Tổ trưởng Tổ an ninh thôn, luôn tận tâm, nhiệt huyết với công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở, anh Đoàn Văn Rinh - chàng trai 9X người Tà Ôi ở vùng cao A Lưới vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

TIN MỚI

Return to top