ClockThứ Năm, 13/04/2017 06:25

Đột phá mới: tìm ra phương pháp tạo tế bào kháng virus HIV

TTH.VN - Trong một bước đột phá lớn, các nhà khoa học đã tìm ra cách để các tế bào có thể kháng cự với virus HIV.

Bệnh nhân HIV được ức chế sẽ không lây truyền bệnh cho người khácCông nghệ di động cho phép tiếp cận với các ca nhiễm HIV ở vùng sâuGần 1/2 số người nhiễm HIV trên thế giới không biết đã mắc bệnhNam Phi tiến hành thử nghiệm loại vắc-xin HIV mớiCác nhà nghiên cứu Israel tìm ra protein có thể chữa HIV

Xét nghiệm máu chẩn đoán HIV. Ảnh: World News

Theo nhà nghiên cứu cấp cao Jia Xie tại Viện Nghiên cứu Scripps (TSRI) ở California, đây là phương pháp "tiêm chủng tế bào" - được coi là một cách tiếp cận mới, nhằm bảo vệ cho các bệnh nhân một cách lâu dài, với "mục tiêu cuối cùng sẽ là kiểm soát HIV ở bệnh nhân AIDS mà không cần dùng các loại thuốc khác", Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia dẫn lời nhà nghiên cứu Jia Xie cho biết.

Phương pháp này liên quan đến việc "kết nối kháng thể chống lại HIV với các tế bào miễn dịch, tạo ra một quần thể tế bào kháng virus", báo cáo của tờ Science Daily nêu rõ.

Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy, các tế bào kháng bệnh đã thay thế các tế bào bệnh, với các kháng thể bám vào bề mặt của chúng, và che chắn chúng khỏi virus HIV.

Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng, phương pháp mới này tỏ ra hiệu quả hơn so với cách điều trị thông thường của bệnh nhân HIV thông qua "các kháng thể trôi nổi tự do".

Theo báo cáo, các nhà khoa học đang phối hợp với Trung tâm City the Hope về Trị liệu Gen (Hoa Kỳ) để đánh giá kết quả và thực hiện các xét nghiệm tiếp theo theo luật của liên bang, trước khi phương pháp này có thể được thử nghiệm trên bệnh nhân.

HIV là một virus lây lan qua một số chất dịch trong cơ thể và tấn công hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là các tế bào CD4. Theo thời gian, HIV có thể tiêu diệt nhiều tế bào này để cơ thể yếu đi khiến bệnh nhân không thể chống cự lại được với nhiễm trùng và bệnh tật. Nếu không điều trị, HIV có thể dẫn đến AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).

Theo WHO, có khoảng 36,7 triệu người sống chung với HIV tính đến cuối năm 2015.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

40% ca nhiễm HIV mới có độ tuổi dưới 30

Chiều 2/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) tổ chức hội nghị giao ban công tác phòng chống HIV/AIDS 9 tháng đầu năm và bàn nhiệm vụ trọng tâm trong 3 tháng cuối năm.

40 ca nhiễm HIV mới có độ tuổi dưới 30
Tự xét nghiệm HIV qua trang thông tin điện tử:
Cách tiếp cận mới để sớm phát hiện người nhiễm HIV

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tuổi thọ trung bình của người nhiễm khác biệt không đáng kể so với người không bị nhiễm HIV nếu họ được điều trị sớm và tuân thủ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Việc xét nghiệm, phát hiện sớm người nhiễm HIV để đưa họ vào điều trị, ngoài giúp đỡ họ có cuộc sống và sức khỏe như một người không nhiễm, còn làm giảm đáng kể sự lây nhiễm ra cộng đồng.

Cách tiếp cận mới để sớm phát hiện người nhiễm HIV
Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,1%

Đó là mục tiêu được thảo luận tại hội nghị triển khai chương trình phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 do Sở Y tế tổ chức vào chiều 31/5. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở ban, ngành, hội đoàn, tổ chức đơn vị liên quan.

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,1
Nhà khoa học Huế đam mê nghiên cứu dược chất thiên nhiên

Tại Lễ trao Giải thưởng “L’ORÉAL - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học” năm 2023, PGS.TS. Nguyễn Thị Ái Nhung gây ấn tượng với hình ảnh “rất Huế” khi thuyết trình với quan khách về đề tài nghiên cứu liên quan đến tiềm năng và ứng dụng những cây dược liệu đặc hữu ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong hỗ trợ điều trị bệnh phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chị là một trong 3 nhà khoa học nữ được L’ORÉAL - UNESCO vinh danh năm 2023.

Nhà khoa học Huế đam mê nghiên cứu dược chất thiên nhiên
Return to top