ClockThứ Hai, 08/01/2018 09:34

Đức bắt đầu các đàm phán lập chính phủ liên minh mới

Các đảng CDU, CSU và SPD chính thức bước vào các cuộc đàm phán tái lập chính phủ “Đại liên minh” tại Đức.

Thỏa thuận với SPD sẽ đảm bảo nhiệm kỳ thứ 4 của Thủ tướng Đức MerkelHơn 200 người rời Đức đến Syria, Iraq để chiến đấu chống ISChân dung Tổng thống Đức đắc cử có quan điểm chống Trump

Gần 2 tháng sau khi các cuộc đàm phán thành lập chính phủ liên minh với các đảng Xanh và đảng Dân chủ tự do (FDP) đổ vỡ, tối qua (7/1), các đảng Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU-CSU) cầm quyền của nữ Thủ tướng Angela Merkel và đảng Dân chủ xã hội (SPD) chính thức bước vào các cuộc đàm phán tái lập chính phủ “Đại liên minh” tại Đức.

Thủ tướng Đức Angela Merkel (Ảnh: Reuters)

Các cuộc đàm phán này sẽ được chia ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên, bắt đầu từ ngày 7/1 và kéo dài đến ngày 12/1, là giai đoạn thảo luận về các chủ đề chung.

Trong vòng 6 ngày, 39 thành viên đại diện cho 3 đảng CDU, CSU và SPD sẽ được chia thành các nhóm nhỏ theo chủ đề nhằm thảo luận và thống nhất các đường hướng quan trọng cho chính phủ liên minh sắp tới.

Giai đoạn hai, là giai đoạn soạn thảo thoả thuận liên minh, sẽ được bắt đầu từ ngày 22/1, nếu như Đại hội của đảng SPD tổ chức trước đó một ngày, chấp nhận và thông qua kết quả đàm phán ở giai đoạn 1.

Trước thềm cuộc đàm phán, Chủ tịch đảng SPD là ông Martin Schulz cho biết, đảng của ông sẽ bước vào cuộc đàm phán với tư duy cởi mở và xây dựng, đồng thời không vạch ra bất cứ lằn ranh đỏ nào về các chính sách có thể có trong chính phủ liên minh mới. 

Về thời hạn đàm phán, ông Schulz hứa hẹn các đàm phán sẽ không kéo dài, chỉ trong 5 ngày.

Theo nhận định chung của giới phân tích chính trị tại Đức, mặc dù SPD bước vào các cuộc đàm phán lập chính phủ liên minh một cách tương đối miễn cưỡng do sức ép phải gánh vác trách nhiệm tháo gỡ thế bế tắc chính trị tại Đức, nhưng đảng này sẽ không đặt ra quá nhiều rào cản đối với CDU-CSU do trong vài năm gần đây, đã có hai lần SPD tham gia chính phủ “Đại liên minh” với CDU-CSU.

Sức ép chính hiện nay dồn về phía nữ Thủ tướng Đức, Angela Merkel bởi bà Merkel buộc phải dẫn dắt các đàm phán đi đến thành công, nếu muốn tiếp tục giữ vai trò thủ lĩnh CDU-CSU cũng như chiếc ghế Thủ tướng Đức.

Thời gian qua, do thế bế tắc chính trị kéo dài hơn 3 tháng tại Đức, uy tín cá nhân của bà Merkel đang suy giảm với tốc độ đáng lo ngại.

Hôm 4/1, theo kết quả cuộc thăm dò dư luận do kênh truyền hình ARD công bố, chỉ còn 53% số người Đức được hỏi mong muốn bà Merkel tiếp tục làm Thủ tướng Đức, giảm 8 điểm (61%) so với hồi tháng 10/2017, tức ngay sau thời điểm bầu cử Liên bang.

Tuy nhiên, phát biểu trước báo giới Đức ngay trước khi bước vào các cuộc đàm phán với SPD, bà Merkel tỏ ra lạc quan khi tuyên bố tin tưởng rằng các cuộc đàm phán sẽ kết thúc thành công./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 7/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới
Return to top