ClockThứ Tư, 08/05/2019 15:04

EU lần thứ hai cắt giảm triển vọng tăng trưởng của Đức

TTH.VN - Theo thông tin đăng tải trên trang CNBC, Liên minh châu Âu (EU) vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng của Đức lần thứ 2 trong năm nay, nguyên nhân chính là do tác động của căng thẳng thương mại cùng nhiều lý do tiêu cực khác.

Đức: Liên đảng bảo thủ CDU-CSU khởi động chiến dịch bầu cử chungHé lộ nguyên nhân gây ra vụ hỏa hoạn Nhà thờ Đức Bà ParisĐức: Cá chết hàng tấn do tràn hóa chất xuống sông Schozach

Mặc dù gặp nhiều rào cản song triển vọng tăng trưởng của Đức dự kiến sẽ phục hồi tốt hơn vào nửa cuối năm 2019. Ảnh: Daily Express

Như vậy, với dự báo kinh tế mới nhất của Ủy ban châu Âu (EC), Đức sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng 0,5% trong năm 2019, chính thức trở thành nền kinh tế phát triển chậm thứ 2 trên khắp EU, sau Italy.

Dự báo được đưa ra chỉ một thời gian ngắn sau khi EC hạ thấp triển vọng tăng trưởng của nước này xuống từ 1,8% thành 1,1% hồi tháng Hai vừa qua.

Được biết, Đức – quốc gia có nền kinh tế được thúc đẩy chủ yếu bằng sản xuất và xuất khẩu đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự tăng trưởng chững lại của Trung Quốc, căng thẳng thương mại và nhiều tiêu chuẩn khí thải khác trong ngành công nghiệp xe hơi.

Tuy nhiên, giới chuyên môn nhận định đến nửa cuối năm nay, tình hình ở Đức sẽ lạc quan hơn. Cụ thể, sau khi giảm mạnh vào nửa cuối năm 2018 và đầu năm 2019, tăng trưởng của quốc gia này sẽ phục hồi phần nào nhờ vào nhu cầu trong nước ổn định, giải quyết tốt các nút thắt sản xuất tạm thời, cũng như nhu cầu nước ngoài cũng cải thiện dần.

Các dự báo của EC cho thấy, thặng dự ngân sách của Đức sẽ chạm mốc 1% trong năm nay, sau đó giảm xuống 0,8% vào năm 2020. Mức nợ chính phủ dự kiến sẽ giảm từ 58% trong năm 2019 xuống còn 56% sau 1 năm nữa.

Nhìn chung, là nền kinh tế lớn nhất EU, những thông tin xấu mà Đức phải đối mặt gợi mở ra nhiều vấn đề to lớn hơn cho khu vực. Vấn đề ngày càng nghiêm trọng, nhất là khi mối quan tâm về tăng trưởng toàn cầu tiếp tục gia tăng.  

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

TIN MỚI

Return to top