ClockThứ Bảy, 18/02/2017 15:51

G20 khẳng định hợp tác đa phương giải quyết mọi thách thức toàn cầu

Theo phóng viên TTXVN tại Đức, sau 2 ngày họp 16 và 17/2, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã bế mạc tại thành phố Bonn, miền Tây nước Đức, với tuyên bố chung ủng hộ cơ chế hợp tác đa phương giải quyết mọi thách thức toàn cầu.

Bộ trưởng Nông nghiệp G20 tìm cách bảo vệ nguồn nướcG20 tái khẳng định cam kết chống khủng bố dưới mọi hình thứcG20 đồng lòng vì kinh tế toàn cầu

Hội nghị Ngoại trưởng G20. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cùng đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao của nước chủ nhà Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2017. 

Trong cuộc họp báo chung sau khi kết thúc hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel​ đánh giá hội nghị đã thành công tốt đẹp. 

Ông khẳng định G20 đang có vai trò ngày càng lớn trong nỗ lực chung giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, khan hiếm nước... mà theo ông, hợp tác đa phương là giải pháp duy nhất cho những thách thức nói trên. 

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Gabriel kêu gọi thiết lập cơ chế cảnh báo sớm để thế giới có thể chuẩn bị tốt hơn trong quá trình giải quyết những vấn đề toàn cầu. 

Trong khuôn khổ hội nghị, các ngoại trưởng đại diện cho các nền kinh tế lớn của thế giới đã tập trung thảo luận về Chương trình Phát triển bền vững năm 2030, vốn được đưa ra tại hội nghị trước đó tại Hàng Châu, Trung Quốc hồi tháng 9/2016. 

Ngoại trưởng các nước cũng xem xét các biện pháp ngăn chặn xung đột, xây dựng hòa bình và tăng cường hợp tác với châu Phi. 

Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson​ đã có cuộc gặp với những người đồng cấp G20 trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Đức. 

Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh chưa rõ thông điệp “Nước Mỹ trước tiên“ của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ định hình lại chính sách đối ngoại của nền kinh tế hàng đầu thế giới này như thế nào. 

G20 bao gồm Liên minh châu Âu (EU) và 19 nước khắp các châu lục Argentina, Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á ghi dấu văn hóa trên ẩm thực thế giới

Hãy tưởng tượng bạn bước vào cửa hàng tạp hóa địa phương và tìm thấy một món ăn nhẹ không chỉ thỏa mãn cơn thèm ăn, mà còn được thưởng thức món ăn thể hiện di sản văn hóa và hương vị địa phương. Hãy nghĩ đến khoai tây chiên vị phở Việt Nam hoặc đồ ăn nhẹ vị dưa chuột ở Trung Quốc, nơi người ta tin rằng đặc tính làm mát của loại củ quả này có thể chống lại sự nóng bức, khái niệm về ẩm thực tốt cho sức khỏe nổi tiếng trong truyền thống của Trung Quốc.

Châu Á ghi dấu văn hóa trên ẩm thực thế giới
Gần 2 nghìn tỷ USD hỗ trợ đầu tư trực tiếp cho năng lượng sạch toàn cầu

Báo cáo mới nhất do Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) công bố cho hay, sự hỗ trợ và các chính sách ưu đãi của chính phủ đối với những công nghệ năng lượng sạch đã đạt đến mức cao mới, khi các nhà hoạch định chính sách tập trung trở lại vào an ninh năng lượng sau nhiều cuộc khủng hoảng trong những năm gần đây.

Gần 2 nghìn tỷ USD hỗ trợ đầu tư trực tiếp cho năng lượng sạch toàn cầu
Các bộ trưởng G20 họp bàn về cải cách quản trị toàn cầu

Hãng tin Xinhua Net ngày 26/9 cập nhật, các bộ trưởng ngoại giao của Nhóm G20 vừa họp tại trụ sở Liên hợp quốc trong một phiên họp bên lề Phiên thảo luận chung của Kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, trong đó các đại biểu tập trung vào chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững”.

Các bộ trưởng G20 họp bàn về cải cách quản trị toàn cầu
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi cải tổ tài chính toàn cầu

Một số quốc gia nghèo nhất thế giới chi nhiều tiền hơn cho việc trả nợ so với tổng mức chi cho y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng, gây ra sự cản trở nghiêm trọng đến cơ hội phát triển nền kinh tế của họ. Trong bối cảnh đó, Liên hợp quốc (LHQ) đang kêu gọi cải tổ toàn bộ hệ thống tài chính quốc tế, nhằm làm giảm bất bình đẳng và cải thiện cuộc sống của người dân.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi cải tổ tài chính toàn cầu
Return to top