ClockChủ Nhật, 09/06/2019 10:26

G20 lần đầu tiên thống nhất quy tắc dành cho AI

Đây là lần đầu tiên G20 thống nhất về một quy tắc dành cho AI. Những mặt tiêu cực của AI đã được chỉ ra như xâm hại quyền riêng tư, lấy đi việc làm của người lao động… Vì vậy, các nước G20 sẽ thực hiện xây dựng “một xã hội tương mà trọng tâm là con người”.

Hai quan chức tài chính cấp cao Mỹ-Trung Quốc sẽ gặp nhau tại G20Nhật Bản đề xuất khuôn khổ pháp lý lưu thông tự do dữ liệu tại G20Lãnh đạo thế giới cam kết thúc đẩy hành động khí hậuTổng thống Nga mong muốn 'khôi phục hoàn toàn' quan hệ với MỹG20: Tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ phục hồi vào nửa cuối năm nay

Toàn cảnh Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở thành phố Fukuoka, Nhật Bản ngày 8/6/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Phóng viên TTXVN tại Tokyo đưa tin, tối 8/6, tại thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki của Nhật Bản, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế, kĩ thuật số và thương mại Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã ra tuyên bố chung thống nhất hợp tác “ứng dụng có trách nhiệm trí tuệ nhân tạo (AI)”. Đây là lần đầu tiên G20 thống nhất về quy tắc dành cho AI.

Các Bộ trưởng cũng thống nhất nhận thức rằng bên cạnh lợi ích to lớn mà AI mang lại cho xã hội, cần thiết phải tránh những rủi ro và xác nhận sẽ thúc đẩy lưu thông dữ liệu một cách tự do xuyên biên giới quốc gia; đồng thời trên cơ sở đề xuất của Nhật Bản, cùng đề xướng một quy tắc về truyền tải dữ liệu, trong đó dữ liệu phải được “lưu thông tự do với sự tin cậy” theo thuật ngữ “Data Free Flow with Trust” (DFFT).

Tuyên bố chung nêu rõ hội nghị “chia sẻ về lợi ích to lớn của AI, đồng thời giảm tới mức thấp nhất quan ngại về những rủi ro” mà công nghệ này tác động. Đây là lần đầu tiên G20 thống nhất về một quy tắc dành cho AI. Những mặt tiêu cực của AI đã được chỉ ra như xâm hại quyền riêng tư, lấy đi việc làm của người lao động… Vì vậy, các nước G20 sẽ thực hiện xây dựng “một xã hội tương mà trọng tâm là con người”.

Trong bối cảnh những khối lượng dữ liệu khổng lồ đang hàng ngày được tích lũy, lưu trữ như dữ liệu kinh doanh, sản xuất..., việc tận dụng hợp lý nguồn tài nguyên này có thể tạo ra một cuộc cách mạng kỹ thuật. Tuy nhiên, nếu thông tin bị lộ lọt sẽ dẫn tới những rủi ro về an ninh. Đây là vấn đề mà hội nghị nhất trí cần phải được xây dựng thành quy định về giao dịch điện tử để bổ sung vào các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Trước đó, trong khuôn khổ Hội nghị Tương lai châu Á diễn ra tại Tokyo hôm 30/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xướng việc hoàn thiện những quy tắc có tính tin cậy cao hướng tới xây dựng một “khu vực lưu thông dữ liệu” - nơi dữ liệu được truyền tải tự do vượt qua biên giới quốc gia. Những quy tắc này sẽ được bổ sung vào khuôn khổ pháp lý của WTO. Đề xướng này được đánh giá sẽ “thổi làn gió mới vào WTO như một mũi tên trúng hai đích” tạo ra một khuôn khổ đàm phán để cải cách WTO.

Hội nghị Bộ trưởng kinh tế, kĩ thuật số và thương mại G20 lần này là một trong những khâu chuẩn bị quan trọng cho chương trình nghị sự, thống nhất tuyên bố chung cho Hội nghị Thượng đỉnh G20 dự kiến sẽ diễn ra tại Osaka, Nhật Bản từ ngày 28 – 29/6.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ILO kêu gọi G20 giảm bất bình đẳng, khuyến khích đa dạng trong thế giới việc làm

Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), ông Gilbert F. Houngbo đã lên tiếng kêu gọi các Bộ trưởng Lao động và Việc làm thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thực hiện hành động mang tính quyết định để giảm bất bình đẳng, thúc đẩy bình đẳng giới và khuyến khích sự đa dạng tại nơi làm việc.

ILO kêu gọi G20 giảm bất bình đẳng, khuyến khích đa dạng trong thế giới việc làm
Đông Nam Á:
“Cái nôi” của đổi mới sáng tạo công nghệ nông nghiệp do AI thúc đẩy

Nông nghiệp là trụ cột kinh tế của khu vực Đông Nam Á, chiếm khoảng 11% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2022, và gần 1/3 tổng số việc làm trong khu vực. Tầm quan trọng của lĩnh vực này đặc biệt quan trọng ở các quốc gia tập trung vào nông nghiệp như Myanmar và Campuchia, nơi nông nghiệp đóng góp hơn 20% GDP và khoảng 35% tổng số việc làm. Ở Lào, con số thậm chí còn rõ ràng hơn, với việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 70% tổng số việc làm.

“Cái nôi” của đổi mới sáng tạo công nghệ nông nghiệp do AI thúc đẩy
Gia tăng các công ty khởi nghiệp về robot trong năm 2024

Tờ The Edge Malaysia ngày 28/6 trích dẫn kết quả một báo cáo của Công ty Crunchbase, đơn vị theo dõi các xu hướng, đầu tư và tin tức của các công ty toàn cầu cho biết, các nhà phát triển robot tại nơi làm việc, công nghệ phẫu thuật robot… đều đã huy động được nhiều vòng vốn lớn trong 6 tháng qua.

Gia tăng các công ty khởi nghiệp về robot trong năm 2024
Return to top