ClockChủ Nhật, 14/04/2019 14:02

G20: Tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ phục hồi vào nửa cuối năm nay

TTH.VN - Nền kinh tế toàn cầu có khả năng sẽ thoát khỏi sự sụt giảm tăng trưởng ngắn vào nửa cuối năm nay, một phần nhờ sự hỗ trợ từ các ngân hàng trung ương thế giới và từ các nhà đàm phán thương mại của Mỹ và Trung Quốc.

IMF tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019Tăng trưởng kinh tế châu Á giảm xuống mức thấp nhất trong 18 nămIMF kêu gọi hành động hợp tác để xoa dịu rủi ro ngăn cản đà tăng trưởng toàn cầu

Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde trao đổi với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tại các cuộc họp mùa xuân của IMF và WB ở Washington, Mỹ ngày 13/4. Ảnh: Associated Press

Các nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu nhóm họp tại các cuộc họp mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) nhất trí rằng, nền kinh tế toàn cầu đã mất đà trong năm nay.

Tuy nhiên, họ kỳ vọng tăng trưởng sẽ được thúc đẩy trong nửa sau của năm 2019, khi các ngân hàng trung ương giảm lãi suất.

Mặc dù vậy, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn có nguy cơ làm mờ đi triển vọng kinh tế.

“Chúng tôi phải lưu tâm đến sự leo thang của các cuộc căng thẳng thương mại”, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso lưu ý.

Được biết, Nhật Bản đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong năm nay.

Bên cạnh đó, G20 cũng cho hay, tăng trưởng kinh tế thế giới trải qua khó khăn hồi cuối năm ngoái và đầu năm nay do căng thẳng thương mại leo thang, thị trường tài chính hỗn loạn và lãi suất tăng.

IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu từ mức 3,6% hồi năm ngoái xuống còn 3,3% trong năm 2019, mức chậm nhất kể từ năm suy thoái 2009, nhưng dự báo tăng trưởng sẽ trở lại mức 3,6% vào năm 2020.

Ông Haruhiko Kuroda, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nói với các phóng viên rằng, các quan chức G20 nhận thấy dự báo được sửa đổi của IMF rất có khả năng xảy ra, đồng thời khẳng định tất cả các quốc gia sẽ cần phải góp sức để thúc đẩy tăng trưởng.

Thanh Ngân (Lược dịch từ CNBC)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi ngành công nghiệp, tạo đà tăng trưởng

Chỉ số phát triển công nghiệp IIP tăng so với cùng kỳ, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp - xây dựng; sản xuất công nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng khá cao đã tạo ra chỉ dấu tốt.

Phục hồi ngành công nghiệp, tạo đà tăng trưởng
Kinh tế phục hồi và tăng trưởng

Với sự nỗ lực và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm nay tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) trên địa bàn TP. Huế đạt được nhiều kết quả quan trọng, lĩnh vực du lịch tăng trưởng mạnh, thu ngân sách đảm bảo kế hoạch đề ra…, tạo bứt phá để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch 6 tháng cuối năm.

Kinh tế phục hồi và tăng trưởng
Du lịch châu Á dự báo phục hồi mức trước đại dịch vào năm 2025

Theo Hãng xếp hạng tín dụng toàn cầu Fitch Ratings, du lịch châu Á đang trên đà đạt được mức trước đại dịch trong nửa đầu năm tới, nhờ nỗ lực của các chính phủ nhằm thu hút du khách, sự gia tăng của hoạt động du lịch ra nước ngoài từ Trung Quốc…

Du lịch châu Á dự báo phục hồi mức trước đại dịch vào năm 2025
Trang tin của Singapore nhận định nền kinh tế Việt Nam từng bước phục hồi

Trang maritimefairtrade.org (Singapore) vừa có bài viết nhận định về sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, trong đó dẫn báo cáo kinh tế bán thường niên mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 5,5% trong năm 2024 và tăng dần lên 6% vào năm 2025.

Trang tin của Singapore nhận định nền kinh tế Việt Nam từng bước phục hồi
Return to top